Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

Chăm sóc người lớn tuổi như thế nào trước đại dịch COVID-19?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều người lo ngại về người lớn tuổi nguy cơ mắc Covid-19 thế nào? cần làm gì để bảo vệ trước dịch bệnh? Bác sĩ Trương Hữu Khanh đã có những giải đáp thắc mắc về việc này.

Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, chính vì vậy, nhiều người lo ngại dịch bệnh sẽ gây nguy hiểm lớn đối với người lớn tuổi và những vấn đề về bảo vệ người lớn tuổi khỏi dịch bệnh.

Chăm sóc người lớn tuổi như thế nào trước đại dịch COVID-19? Ảnh 1
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn khoa nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM). (Ảnh: Ngoisao.net).

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn khoa nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), đã có những tư vấn, chia sẻ vô cùng hữu ích về vấn đề này.

Nguy cơ người lớn tuổi mắc Covid-19 thế nào?

Bác sĩ Khanh: Việc người cao tuổi nguy cơ mắc Covid-19 có số liệu rất rõ ràng. Nhóm người này rất dễ bị viêm phổi. Đặc biệt, khi những người lớn tuổi bị viêm phổi do Covid-19 nguy cơ cao sẽ cần phải can thiệp bởi máy thở oxy, thở máy.

Ngoài ra, nhóm người này rất dễ bi bội nhiễm vi khuẩn, dễ bị tắc mạch, chính vì vậy người lớn tuổi mắc Covid-19 rất nguy hiểm.

Đối với những người lớn tuổi chưa mắc Covid-19 nên làm gì để phòng tránh?

Bác sĩ Khanh: Nếu trong gia có người lớn tuổi chưa mắc Covid-19, thì chúng ta nên tìm cách tiêm vaccine cho họ và nên hạn chế tiếp xúc. Bởi vì, khi chúng ta đi ra ngoài về rất có thể sẽ mang virus về lây cho người lớn tuổi, do vậy ta cần hạn chế tiếp xúc với người lớn tuổi.

Chăm sóc người lớn tuổi như thế nào trước đại dịch COVID-19? Ảnh 2
Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc Covid-19. (Ảnh minh hoạ: Sở Y tế Hoà Bình).

Khi ta đi ra ngoài về, cần phải sát khuẩn tay, thay đồ, tắm rửa rồi mới tiếp xúc với người lớn tuổi. Đặc biệt, khi ta đi ra ngoài cần tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế thật nghiêm ngặt để ta không mang nguồn lây về nhà.

Nếu trong gia đình có người lớn tuổi mắc Covid-19, nên lưu ý điều gì?

Bác sĩ Khanh: Trường hợp người lớn tuổi mắc Covid-19 mà chưa liên lạc được với cơ sở y tế thì cần đảm bảo dinh dưỡng, bởi vì lúc đó họ rất chán ăn. Luôn bảo đảm họ đủ nước, đủ giấc ngủ. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng tìm dụng cụ để đo nồng độ oxy trong máu, những điều này là bắt buộc phải làm.

Ta vẫn có thể sử dụng các loại thuốc ho, hạ sốt, đau đầu thông thường. Khi ta thấy họ khó thở, thở mệt cần liên lạc ngay đến bệnh viện.

Lời khuyên chung cho những gia đình có người lớn tuổi, người lớn tuổi có bệnh lý nền cần chuẩn bị gì?

Bác sĩ Khanh: Tìm mọi cách sớm nhất có thể để cho những người này tiêm vaccine phòng bệnh, càng sớm càng tốt. Tiêm được 2 mũi thì càng tốt hơn.

Chăm sóc người lớn tuổi như thế nào trước đại dịch COVID-19? Ảnh 3
ần chuẩn bị tinh thần mình sẽ liên lạc với ai, liên lạc với bệnh viện nào khi không may mắc bệnh. (Ảnh minh hoạ: Báo Bắc Giang).

Chuẩn bị các dụng cụ đo oxy tại nhà, nếu có điều kiện thì mua máy tạo oxy. Cần chuẩn bị tinh thần mình sẽ liên lạc với ai, liên lạc với bệnh viện nào khi không may mắc bệnh.

Ngoài ra, ta cũng phải chuẩn bị một số thuốc thông thường như hạ sốt, giảm đau, thậm chí là thuốc kháng viêm, kháng đông. Lúc đó khi không may mắc bệnh thì ta sẽ kịp thời đối phó với dịch bệnh.

Những người thường xuyên phải đến bệnh viện điều trị bệnh, có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải làm gì?

Bác sĩ Khanh: Thường xuyên liên lạc với bác sĩ qua điện thoại để được tư vấn liệu có cần liên tục đến khám hay không. Đa số các bệnh mãn tính thì có thể tư vấn qua điện thoại. Nếu được ta nên hạn chế đi lại.

Chăm sóc người lớn tuổi như thế nào trước đại dịch COVID-19? Ảnh 4
Người lớn tuổi nên hạn chế tiếp xúc nhiều người dể tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19. (Ảnh minh hoạ).

Nếu thật sự cần thiết phải đi thì nên đặt lịch trước rồi mới đến vì như vậy sẽ hạn chế tình trạng đông người. Khi đến bệnh viện thì phải tuân thủ quy định 5k của Bộ Y tế, khi đến thì đi thẳng vào nơi khám bệnh, khám xong thì ra về chứ không được đi lung tung.

Vì khi ta chỉ đi một đường thì xác xuất ta bị lây nhiễm bệnh sẽ thấp đi.

Khi đến ta luôn phải tuân thủ khẩu trang, kính chắn giọt bắn, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc. Khi đợi khám ta chỉ nên ở một chỗ và không nên đi lại, khi về ta cũng nên về thẳng nhà. Khi đó ta sẽ hạn chế tiếp xúc với nguồn lây, an toàn hơn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Long Quyền

Được quan tâm

Tin mới nhất