1. Cách cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch
Khi một người bị nhiễm virus, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh, tức kích hoạt hệ thống miễn dịch phát triển các kháng thể. Vì vậy, nếu người đó từng mắc Covid-19, họ đã đã phát triển một mức độ miễn dịch nhất định chống lại virus.
2. Cơ thể có “nhớ” được virus không?
Theo hai nghiên cứu gần đây, những người từng mắc Covid-19 và khỏi bệnh tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với những người chỉ tiêm chủng mà chưa từng nhiễm bệnh. Các kháng thể là một phần của hệ thống miễn dịch thích ứng. Khi virus đã được phát hiện, tế bào B tạo ra các kháng thể này có thể bám vào virus và ngăn không cho chúng xâm nhập vào tế bào.
3. Vai trò của tế bào B trong việc ngăn chặn Covid-19?
Tế bào B là một loại tế bào bạch cầu được tạo ra trong các hạch bạch huyết hoặc lá lách, giúp tạo ra phản ứng liên quan đến kháng thể chống lại sự tái nhiễm. Những tế bào này có thể xác định mầm bệnh nguy hiểm. Trong trường hợp tái nhiễm, chúng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch để tăng cường sản xuất kháng thể.
4. Các kháng thể sinh ra trong lúc mắc Covid-19 tồn tại trong bao lâu? Có nên tiêm chủng không?
Khả năng miễn dịch có thể duy trì ở mức cao nhất trong tối đa 90 ngày và bắt đầu giảm sau đó. Do vậy, mọi người nên tiêm vaccine để cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài.
5. Vaccine Covid-19 có thể tăng cường bảo vệ cơ thể không?
Nghiên cứu trên medRxiv nói rằng những người được tiêm chủng đầy đủ và đã từng mắc Covid-19 trước đây là nhóm được bảo vệ tốt nhất.