Học đường

Thí sinh đăng ký 6 nguyện vọng trở lên vào các trường ĐH lên tới 27%

Linh Chi (tổng hợp)
Chia sẻ

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có tới 27% thí sinh đăng ký 6 nguyện vọng trở lên vào các trường đại học.

Mới đây, tại Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 vừa diễn ra ở Hà Nội, một số lãnh đạo các trường ĐH nêu đề xuất, Bộ GD-ĐT có thể cân nhắc cho thí sinh không đăng ký nhiều nguyện vọng.

Bởi thực trạng diễn ra trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2018 xuất hiện thí sinh “ảo” nhiều, có em điểm trúng tuyển đăng kí vào các trường nhưng sau đó lại không nhập học gây khó khăn cho các trường ĐH trong việc tuyển sinh.

Các trường ĐH đối mặt với khó khăn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2018 do xuất hiện nhiều thí sinh “ảo”. Ảnh: Lao động thủ đô

Trước những ý kiến đề nghị xem xét lại việc cho thí sinh đăng ký thoải mái số lượng nguyện vọng gây khó khăn cho việc lọc ảo, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng, việc gây ra thí sinh “ảo” phụ thuộc vào nhiều vấn đề nhưng nhìn chung tuyển sinh ĐH là phải sống chung với ảo và phải có cách để kiểm soát nó bằng những con số thống kê qua các năm.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có có 16% thí sinh đăng ký xét tuyển 1 nguyện vọng, 16% đăng ký 2 nguyện vọng, 17% đăng ký 3 nguyện, 13% đăng ký 4 nguyện vọng, 7% có 5 nguyện vọng, 27% thí sinh đăng ký 6 nguyện vọng trở lên.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng để khắc phục thí sinh “ảo”, Bộ GD-ĐT và các trường ĐH, CĐ phải tính đến có đủ cơ sở dữ liệu, đủ kinh nghiệm kiểm soát, cũng là để thí sinh có thể trúng tuyển nhiều trường và được chọn nhập học một trường như các nước phát triển khác.

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội nêu quan điểm về kỹ thuật xét tuyển ĐH: “Đến lúc phải xem xét một sân chơi công bằng và bình đẳng trong xét tuyển ĐH. Hiện nay, một số trường xét tuyển theo học bạ, vì quyền lợi của mình, các trường xác định việc nhập học của thí sinh trước thời điểm công bố kết quả xét tuyển ĐH nên đã gây ra một số xáo trộn trong công tác tuyển sinh. Điều này vô hình chung cũng gây áp lực cho các em phải lựa chọn nhập học trường này hay đợi kết quả trường kia, làm giảm quyền lợi của thí sinh”.

Ông Phong cũng đề xuất Bộ GD-ĐT xem xét chuẩn hoá tại khung thời gian nhập học đối với tất cả phương thức xét tuyển ĐH.

Những năm gần đây có ngành học rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước nhưng các trường không tuyển sinh được. Vì vậy, để các trường đào tạo sinh viên theo nhu cầu xã hội, Bộ GD-ĐT và các cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét xây dựng cơ chế đặt hàng.

Chia sẻ

Bài viết

Linh Chi (tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất