Có lẽ ai cũng biết về cái kết ảm đạm của Avengers: Infinity War, trừ khi bạn không phải là tín đồ của vũ trụ điện ảnh Marvel.
Cho những ai chưa biết: Thanos thu thập đủ bộ sưu tập đá vô cực, gắn lên chiếc găng tay bằng vàng bóng bẩy của mình, rồi búng tay - một nửa sự sống trong vũ trụ tan vào hư vô.
Mọi thứ sẽ lại đâu vào đấy
Theo lời chủ tịch Marvel, cú búng tay của Thanos không chỉ xóa sạch một nửa sự sống một cách ngẫu nhiên, mà còn cực kì chính xác. Đó là một nửa nhân loại, một nửa số hươu cao cổ, một nửa số hoa hướng dương, và cả một nửa số vi khuẩn Salmonella.
Quan điểm của Thanos về vụ hủy diệt hàng loạt này là hắn muốn một nửa sự sống sẽ phát triển tốt hơn nhờ nguồn lực có sẵn, thay vì diệt vong khi dân số quá cao như ở hành tinh Titan quê hương hắn.
Earther Lacovara, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Rowan, cho rằng đây là “một ý tưởng ngu ngốc siêu cấp vũ trụ”. Ông từng nghiên cứu nhiều vụ thảm họa hủy diệt hoàng loạt, bao gồm sự kiện khiến hơn 66 triệu cá thể khủng long bị diệt vong ở thời tiền sử.
Theo ông, ở mức độ nào đi chăng nữa, đó vẫn là một ý tưởng tồi.
Dân số loài người đã gia tăng theo cấp số nhân trong suốt lịch sử. Năm 1960, dân số loài người dao động khoảng 3 tỷ. Vào năm 2000, tổng số dân đã tăng lên hơn 6 tỷ. Nếu bạn xóa sổ một nửa nhân loại, 40 năm sau sẽ đâu lại vào đấy.
Lacovara cho rằng điều tương tự cũng xảy ra với tất cả loài khác. Trong lịch sử, các công ty đánh bắt mỗi khi đến một khu vực mới dường như sẽ khiến cho hơn một nửa số cá voi, hải cẩu hay những loài khác biến mất. Trong hầu hết trường hợp, một nửa còn lại sẽ sớm phát triển đến mức dân số cao nhất trong điều kiện môi trường cho phép.
Thế giới sẽ ngày càng giản đơn hơn
Janet Hoole, chuyên gia về hành vi động vật và sự tiến hóa của loài người tại Đại học Keele, giải thích rằng sẽ có sự mất cân bằng loài tùy thuộc vào chiến lược sinh tồn. Theo bà, những loài đẻ nhiều và không phải chăm sóc con non sẽ sớm trở thành những loài vượt trội.
Điều đó có nghĩa là côn trùng, cũng như các sinh vật sinh sản nhanh như kanguru, chuột và thỏ sẽ phát triển nhanh chóng loài của mình.
Các loài sinh trưởng chậm khác như hổ sẽ phục hồi với tốc độ tương đối chậm. “Hổ vốn đã đứng trước bờ vực tuyệt chủng, việc giảm một nửa cá thể lại càng khiến chúng trở nên nguy khốn hơn”, theo ông Faulconbridge.
Đó chưa phải là tất cả. Với những loài khác, tình hình còn tệ hơn. Như Felis margarita, một loài mèo sa mạc sống ở Bắc Phi và Trung Đông chỉ còn hơn vài chục cá thể.
Lấy đi một nửa, số còn lại có lẽ sẽ chẳng thể tìm thấy nhau để giao phối. Ngoài ít cơ hội sinh sản, những con vật này còn dễ bị cận huyết hơn.
Hoole giải thích rằng những con thú sinh sản nhanh nhẹn hơn sẽ nhanh chóng lấp đầy những khoảng trống không chỉ trong môi trường sống của chúng, mà còn chiếm cả môi trường bị bỏ trống bởi những loài hiếm.
“Kết quả cuối cùng sẽ là một hệ sinh thái toàn cầu đơn giản với các loài động vật quý hiếm trở nên hiếm hơn và ít đa dạng về mặt di truyền”, bà Hoole nói với Earther.
Mối quan hệ giữa các loài cũng sẽ thay đổi. Như mối quan hệ săn - bị săn giữa sư tử và hươu cao cổ sa mạc, hoặc mối quan hệ tương hỗ như ong và hoa đều sẽ bị mất cân bằng.
Những thay đổi này rất khó dự đoán. “Đây là những chu kỳ nổi tiếng phức tạp và liên hệ mật thiết với nhau nên rất khó có thể dự đoán lợi và hại”, ông Faulconbridge nói.
Ben Libberton, nhà vi trùng học và truyền thông khoa học, đã tự hỏi điều gì có thể xảy ra với vi khuẩn trên Trái Đất. Mỗi người chúng ta đều chứa đựng hàng trăm tỷ vi khuẩn, “cú búng tay” này như một liều thuốc kháng sinh khiến một nửa số vi khuẩn đường ruột của chúng ta bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, tỷ lệ và thành phần vi khuẩn ở mỗi người là khác nhau, nên một số vi khuẩn vốn bị ức chế bởi các loài khác, nay có thể phát triển mạnh mẽ hơn và tạo ra sự mất cân bằng đường ruột.
“Nếu điều này xảy ra trên toàn cầu, một số hệ sinh thái có thể không sao, nhưng một số khác sẽ phải đối diện với các nguy cơ thật sự”, Libberton nói với Earther.
Mối quan tâm lớn nhất nên dành cho số phận của những loài vi khuẩn cố định đạm ở trong đất và đại dương. Nếu một nửa số vi khuẩn này bị loại bỏ và không kịp hồi phục, rắc rối sẽ đến với những loài phụ thuộc, bắt đầu từ thực vật.
Tuy nhiên, dù bạn nhìn ở tầm vĩ mô như nhân loại hay vi mô như vi khuẩn, thì “cú búng tay” của Thanos chẳng là gì so với những gì mà sự sống đã phải trải qua trong quá khứ.
Alfio Alessandro Chiarenza, một nhà nghiên cứu về cổ sinh vật học tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, cho biết hồ sơ hóa thạch chứng minh rõ ràng rằng tác động của các tiểu hành tinh, phun trào núi lửa hay biến đổi khí hậu mới là những kẻ giết người thực sự, chứ không phải mối đe dọa từ Titan.
Great Dying (đại tuyệt chủng) đã giết chết tới 96% tất cả các loài sinh vật biển.
Ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu do con người gây ra đang khiến suy giảm nhanh chóng vô số các dạng sống trên toàn thế giới. Điều này có thể so sánh với “cú búng tay” của Thanos.