Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Xoay quanh đương đại hóa Đông Hồ và những ý kiến trái chiều

Bộ tranh “Đương đại hóa Đông Hồ” đầy ý nghĩa thể hiện các thông điệp chúc phúc cho một năm mới tràn đầy “Sức khỏe – Thịnh vượng – Hạnh phúc” đã được Highlands Coffee trình làng đến giới trẻ.

Đối với người Việt, Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán) không chỉ là một ngày lễ thiêng liêng mà còn là những ngày trọng đại nhất trong một năm. Với những người Việt dù ở bất cứ ở nơi đâu, cứ Tết đến xuân về ai nấy đều hồi hộp, háo hức với một tâm trạng thật khó diễn tả. Từ xưa đến nay, Tết cổ truyền đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một lẽ sống bản ngã tự nhiên in sâu vào tâm thức người Việt.

Tết Nguyên Đán không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống thể hiện cốt cách của người Việt trong cộng đồng dân cư, mang tính lịch sử lâu đời mà còn là thời điểm để mỗi người Việt “soi” lại chính mình với khát vọng hoàn thiện hơn khi xuân về tết đến.

Thế nhưng, những năm gần đây, màu sắc văn hóa phong tục ngày Tết đang mất dần. Theo phong tục Tết xưa, ngoài cành mai, cành đào và bánh chưng thì thú chơi và treo tranh dân gian Đông Hồ chúc Tết là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Những bức tranh dân gian Đông Hồ mang ý nghĩa chúc phúc chứa đựng bao điều tốt đẹp, sẽ đến trong năm mới nay đã trở thành hoài niệm trong mỗi gia đình. Để rồi người Việt trẻ ngày nay mấy ai hiểu được giá trị phong tục của tranh dân gian dân tộc.

Với cảm hứng truyền những giá trị văn hóa truyền thống đến với người trẻ, dự án “Đương đại hóa Đông Hồ” Highlands Coffee đang thực sự khiến giới trẻ có những cái nhìn thực sự khác đối với những giá trị văn hóa truyền thống. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế - một trong hai nghệ nhân Đông Hồ duy nhất còn lại của Việt Nam cùng với các họa sĩ trẻ. Bằng sự kết hợp sáng tạo và sức sống hiện đại của tuổi trẻ vào nét nghệ thuật của truyền thống văn hóa dân gian trên 03 bức tranh Đông Hồ kinh điển chúc tụng ngày Tết, một bộ tranh “Đương đại hóa Đông Hồ” đầy ý nghĩa thể hiện các thông điệp chúc phúc cho một năm mới tràn đầy “Sức khỏe - Thịnh vượng - Hạnh phúc” đã được trình làng.

Thế nhưng, dự án “Đương đại hóa Đông Hồ” này sau khi ra mắt đang vấp phải 2 luồng ý kiến khác nhau: ủng hộ Đương Đại Hóa hay Giữ Truyền Thống tranh Đông Hồ.

3 bức tranh “Đấu vật”, “Em bé ôm gà”, “Bà Nguyệt se duyên” của dự án đã được nhiều người đã rất hưởng ứng. Đa phần, các ý kiến đều cho rằng cho rằng đây là một bộ tranh khéo léo lồng ghép giữa các yếu tố hiện đại cũng như truyền thống với nhau. Các yếu tố hiện đại xuất hiện nhưng không làm mất đi các nét đẹp truyền thống mà hài hòa bình dị giữa cả hai và còn mang tính gần gũi với cuộc sống ngày nay hơn.

Bức tranh Em bé ôm gà Trống Selfie đương đại hóa

Bức tranh đấu vật đương đại hóa.

Bức tranh bà Nguyệt se duyên đương đại.

Các bạn trẻ sau khi ngắm nhìn những bức tranh đương đại hóa đều cho biết, nhìn những bức tranh Đông Hồ như thế này khiến Tết thêm ý nghĩa hơn và mang lại một hơi thở văn hóa mới. Đương đại ở đây không phải là đổi mới hoàn toàn mà là gìn giữ những nét đẹp văn hóa và phát triển nó lên.

Đương đại hóa để những bức tranh Đông Hồ mang vẻ “tân thời hơn” cũng là một cách để giới trẻ thực sự hiểu được văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian là gì để từ đó có ý thức hơn nữa để bảo vệ những giá trị truyền thống trong thời kỳ hiện đại.

Thật ra, nhiều người nhất là những người lớn tuổi vẫn mang nặng tư tưởng truyền thống cả trong suy nghĩ. Thế nhưng, đương đại hóa Đông Hồ khiến họ “vui lắm” vì cái thú “lên phố mua tranh mỗi dịp Xuân về” dường như đối với họ bây giờ rất xa xỉ, họ vui vì những giá trị truyền thống ngày xưa đã được người trẻ đưa trở lại với cuộc sống đương đại.

Một câu hỏi đặt ra ở đây rằng, đương đại hóa không xấu nhưng phải làm thế nào để đương đại hóa nhưng phải luôn giữ được những nét đặc trưng truyền thống có từ xưa.

Song song với ý kiến ủng hộ đương đại hóa tranh Đông Hồ, một luồng ý kiến khác cho rằng không nên đương đại những nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt nói chung và tranh Đông Hồ nói riêng.

Bức tranh Đông hồ Em bé ôm gà truyền thống.

Tranh Đấu vật Đông Hồ.

Tranh Đông Hồ Bà Nguyệt se duyên.

Vì sao? Tranh Đông Hồ từ lâu đã mang một vẻ đẹp truyền thống không dễ gì thay đổi. Hình ảnh đám cưới chuột, em bé ôm gà trống, đấu vật… đã mang một đặc trưng rất quen thuộc trong lòng người Việt, thế nên đương đại tức là sẽ sửa đổi một phần nào đó trong giá trị truyền thống và chắc chắn sẽ làm mất đi những cái “hồn” bình dị vốn có của nó.

Không những thế, những bức tranh Đông Hồ mang một vẻ đẹp dân dã vốn có của làng quê Việt Nam từ xưa, vậy liệu rằng đương đại lên thì còn đâu những vẻ đẹp ấy nữa. Những hình ảnh bình dị, thân thuộc của làng quê đang mất đi bởi vì đương đại đấy!

Nhiều ý kiến cho rằng, nên giữ tranh Đông Hồ lại giống như những giá trị truyền thống khác không nên thay đổi để có thể giữ được nét đẹp chân chất và truyền thống của Việt Nam.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết T.H

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm