Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Lực sĩ khuyết tật Lê Văn Công: 'Khi ý thức được mình thiếu đôi chân thì đôi tay tôi đã mạnh mẽ lắm rồi!'

Theo Trí Thức Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

16 năm kể từ khi Việt Nam tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic), tấm Huy chương vàng đầu tiên đã được trao và một kỷ lục thế giới mới bị phá vỡ. Người làm nên kỳ tích vĩ đại đó là một lực sĩ cử tạ khuyết tật: Anh Lê Văn Công.

Lê Văn Công sinh năm 1984 tại Hà Tĩnh. Công bị chứng teo chân từ nhỏ do mẹ anh trong thời gian đang mang thai anh bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Năm 2005, anh vào Sài Gòn lập nghiệp và tham gia hoạt động tại câu lạc bộ hướng nghiệp dành cho người khuyết tật, sau đó đã dần gắn bó với các môn thể thao dành cho người khuyết tật.

Anh là vận động viên Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng Paralympic, đồng thời lập kỷ lục thế giới trong môn cử tạ dành cho vận động viên người khuyết tật tại Rio de Janeiro vào năm 2016. Năm 2008, Lê Văn Công và chị Chu Thị Tám kết hôn. Họ có hai người con, một trai một gái.

Anh Lê Văn Công đã đạt được rất nhiều thành tích ở môn cử tạ dành cho người khuyết tật như: Huy chương vàng Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á vào năm 2009, 2014 và 2015, huy chương bạc giải vô địch cử tạ thế giới dành cho người khuyết tật năm 2007 và 2014. Anh là vận động viên Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng Paralympic, đồng thời lập kỷ lục thế giới trong môn cử tạ dành cho vận động viên người khuyết tật tại Rio de Janeiro vào năm 2016.

img_9376

Lực sĩ Lê Văn Công.

16 năm kể từ khi Việt Nam tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic), tấm Huy chương vàng đầu tiên đã được trao và một kỷ lục thế giới mới bị phá vỡ. Người làm nên kỳ tích vĩ đại đó là một lực sĩ cử tạ khuyết tật: Anh Lê Văn Công. Năm 1984, bà Nguyễn Thị Thu Quế, làm nghề nông ở Đại Nài, Hà Tĩnh hạ sinh người con thứ hai sau thời gian dài mang thai cùng căn bệnh sốt xuất huyết. Cậu bé Lê Văn Công ra đời với đôi chân teo tóp, cả tuổi thơ phải đến trường trên lưng cha trước bao ánh mắt dèm pha của bè bạn. Không mặc cảm, tủi hổ, thậm chí chưa bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn và cần được ưu ái hơn người khác, Lê Văn Công vẫn đi học, đi làm, sinh hoạt bằng đôi tay rắn rỏi của mình.

“Khi tôi ý thức được mình thiếu đôi chân thì tôi đã có một đôi tay mạnh mẽ hơn biết bao người rồi!”

Với Lê Văn Công, những gì người khác làm được thì anh cũng sẽ làm được, và phải làm tốt hơn họ nữa. Những năm tiểu học và trung học, anh không còn nằm trên lưng bố nữa mà lót dép dưới tay rồi di chuyển đến trường. Anh rất nhanh nhẹn trên đôi tay của mình, thậm chí trèo cây rất giỏi, và luôn xin được chơi bóng đá bằng tay cùng các bạn trong trường.

levancong2_xjad

Năm 20 tuổi, ý thức được hoàn cảnh gia đình và muốn tự nuôi sống bản thân, anh Công một mình vào TP.HCM để học Kỹ thuật điện tử tại một trường nghề dành cho người khuyết tật. Sau đó anh gắn bó với thể thao, bắt đầu từ điền kinh, rồi một HLV khuyết tật khi thấy đôi tay mạnh mẽ của Lê Văn Công lăn từng vòng xe trên đường đua, đã khuyên anh nên chuyển qua bộ môn cử tạ. Lời khuyên này đã mở ra một bước ngoặt mới cho cuộc đời Lê Văn Công sau này.

Chỉ sau 2 năm tập luyện, Lê Văn Công đã giành HCV hạng cân 48 kg tại ASEAN Para Games 2007 với thành tích 152,2 kg. Sau khi mất 2 năm để điều trị chấn thương từ năm 2011 đến 2013, VĐV này đã liên tục gặt hái thành công khi 3 lần phá kỷ lục thế giới và đoạt HCV tại ASEAN Para Games 2014 (180 kg và 181,5 kg), giải vô địch châu Á 2015 (182 kg).

2016 Rio Paralympics - Powerlifting Final - Men's -49kg Victory Ceremony - Riocentro Pavilion 2 - Rio de Janeiro, Brazil - 08/09/2016. From left, Omar Qarada (JOR) of Jordan holds his silver medal, Le Van Cong (VIE) of Vietnam holds his gold medal and Nandor Tunkel (HUN) of Hungary holds his bronze medal following men's Paralympic Powerlifting competition. REUTERS/Ueslei Marcelino FOR EDITORIAL USE ONLY. NOT FOR SALE FOR MARKETING OR ADVERTISING CAMPAIGNS.

Rạng sáng ngày 9/9 , Lê Văn Công không những giành tấm HCV đầu tiên cho Thể thao Việt Nam tại một kỳ Paralympic còn liên tiếp phá kỷ lục Paralympic cũng như kỷ lục thế giới ở nội dung cử tạ hạng 49 kg với mức tổng cử 181 kg, gấp 4 lần trọng lượng cơ thể của anh. Đây cũng chính là tấm HCV đầu tiên của thể thao Việt Nam kể từ khi tham dự Paralympic năm 2000. Ngoài việc đứng trên bục cao nhất ở hạng cân 49 kg nam, Lê Văn Công còn phá kỷ lục Paralympic lẫn thế giới, trở thành người lĩnh ấn tiên phong cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam.

Anh thợ sửa đồ điện tử và tổ ấm đơn sơ ở Sài Gòn

Sau chiến thắng lịch sử cho kỳ Paralympic 2016, những ngày được truyền thông săn đón rồi cũng qua, Lê Văn Công cùng gia đình nhỏ của mình ở Long An trở về với guồng quay cuộc sống thường ngày. Mọi thứ dường như chẳng thay đổi gì, anh Công vẫn ngày ngày đưa đón con đi học, ăn cơm cùng vợ, luyện tập ở nhà thi đấu và đến xưởng sửa chữa điện tử của mình, tiếp tục công việc kiếm sống gia đình.

img_1083

Xưởng sửa chữa điện tử của anh ở quận Thủ Đức.

Xưởng sửa chữa điện tử của chàng lực sĩ cử tạ này nằm trên con đường nhỏ ở quận Thủ Đức. Người ta luôn biết đến Lê Văn Công như một đô cử khỏe mạnh, nhưng rất ít người biết rằng anh còn là một chàng thợ lành nghề nữa. Tất cả đồ điện trong nhà, anh đều sửa chữa, thậm chí lắp ráp từ những linh kiện cũ tạo thành một chiếc máy mới như dàn loa, đầu đĩa…

Trong một dịp tình cờ ghé sang nhà đô cử giản dị này ở Long An, tôi được trò chuyện với người vợ trẻ của anh - chị Chu Thị Tám (SN 1989). Anh Lê Văn Công gặp vợ khi chị ấy vẫn là một nữ sinh 17 tuổi. Quen biết một thời gian, trải qua những lần hò hẹn, đi chơi, tâm sự buồn vui cùng nhau, cuối cùng hai người cũng hiểu được cái tình của người kia dành cho mình, nhưng chưa ai dám mở lời.

img_9614

Nhớ là thời mới biết yêu ấy, chị Tám cười: “Gặp ảnh 2,3 lần là thấy quý liền hà. Chồng tôi hiền lành, chất phác, không biết nói xạo bao giờ. Tôi nể anh vì anh là người đàn ông nói được làm được, có khí khái nhất trong những người tôi từng gặp. Thời đó ảnh cưa cẩm không có tốn sức gì hết, vì chưa tán thì tôi đã tình nguyện… đổ luôn rồi!”. Trong thời gian yêu nhau, chị Tám chưa bao giờ nghĩ anh là một người khuyết tật, chị đối xử với người tình của mình, yêu thương anh như anh xứng đáng được thế. Dù con đường tiến tới hôn nhân của hai người gặp muôn vàn khó khăn do gia đình chị Tám một mực phản đối, thế nhưng cả hai vẫn nắm tay vượt qua tất cả, chứng mình cho mọi người biết họ hoàn toàn nghiêm túc với những gì trái tim mách bảo.

Suốt 2 năm luyện tập không ngừng nghỉ để đạt các Huy chương, cải thiện cuộc sống khó khăn của hai vợ chồng nơi đất khách, nhưng rồi anh Công gặp một tai nạn xe máy bất ngờ khiến khớp vai chấn thương nghiêm trọng, buộc phải nghỉ thi đấu trong 3 năm. Mọi gánh nặng đè lên vai người vợ tào khang của anh.

img_9491

“Thời điểm nghỉ thi đấu cũng là lúc hai vợ chồng sinh bé trai đầu lòng tên Nguyễn Tuấn Anh, nay đã 8 tuổi. Tôi làm thợ may, còn chồng mày mò sửa chữa đồ điện tử ở nhà. Thu nhập của cả hai chỉ 5,6 triệu đồng/ tháng nhưng ăn tiêu tiết kiệm nên cũng sống tốt qua ngày để nuôi con thơ. Gia đình nhỏ sống tạm trong căn phòng trọ chỉ khoảng 10m2 ở Tân Bình, nhưng hạnh phúc lắm”, chị Tám kể lại.

Ở nhà lâu ngày, anh Công lại nhớ sân thi đấu, anh lén vợ đi tập luyện dù bác sĩ chưa cho phép. Nhưng cũng nhờ vậy, anh đã hồi phục một cách kỳ diệu và trở lại đầy mạnh mẽ khi liên tục phá kỷ lục ở những giải đấu mà mình tham dự. Sau đó, anh dùng tiền thưởng này cùng những khoản tích góp của hai vợ chồng từ trước để mua miếng đất tại huyện Đức Hòa, Long An, xây một căn nhà khang thang cho vợ và các con của mình. Hiện tại, vợ chồng anh cũng đã chào đón cô con gái thứ 2 trong tổ ấm của mình.

img_9425

Anh giúp vợ mình làm việc nhà.

“Con lấy điểm 10 cho bố, còn bố lấy Huy chương vàng cho con!” 

Chị Tám cho biết, trước mấy ngày thi đấu của cha, cậu nhóc Tuấn Anh đã nói chuyện qua điện thoại với bố để động viên và bảo rằng: “Mai kiểm tra nếu con lấy được điểm 10 cho bố, thì bố phải lấy được Huy chương vàng về cho con nha!”. Vào ngày thi đấu của anh Công, cậu con trai đã đem về một điểm 10 thật, và gia đình đều hồi hộp chờ anh thực hiện lời hứa với con.

img_9124

Hằng ngày đưa đón đứa con trai nhỏ đi học.

Chị Tám kể lại: “Do lệch múi giờ nên lúc anh Công thi đấu thì ở Việt Nam là nửa đêm, các con đã ngủ hết. Tôi cùng mẹ ruột ra hiên nhà ngồi theo dõi đấu từ đầu đến cuối. Hồi hộp và lo lắng cho chồng lắm”. Trong lần cử tạ đầu tiên, anh Công đã bị vận động viên người Jordan vượt lên khi nâng được mức tạ 177kg. Sau đó anh nâng tạ ở mức 179kg nhưng lại thất bại, dù vậy, người vợ cách xa nửa vòng trái đất vẫn có niềm tin chồng mình sẽ chiến thắng. Và không phụ mong mỏi của gia đình, khi nâng tạ lên mức 181kg, anh đã thành công. Chị Tám và mẹ vỡ òa trong hạnh phúc khi ăn anh Lê Văn Công đoạt Huy chương vàng Paralympic và ghi tên mình vào kỷ lục mới của đại hội.

img_9694

Dù đã phá được kỷ lục thế giới, nhưng sâu trong Lê Văn Công, anh luôn có những kỷ lục khác cần được phá vỡ, vì thế anh chưa bao giờ ngủ quên trong chiến thắng.

Bởi vì như anh đã nói rằng: “Tiền rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng không phải là tất cả, tôi đặt ra những mục tiêu cho chính mình và cố đạt được nó, bởi tôi biết phía sau chiếc Huy chương vàng không phải là giá trị vật chất mà còn rất nhiều niềm tin yêu và hy vọng của gia đình cũng như tất cả những ai đã đặt kỳ vọng vào thể thao nước nhà”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Trí Thức Trẻ

Được quan tâm

Tin mới nhất