Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Giận giữ vì tài xế grab không phản hồi, gọi điện cúp máy ngang nhưng chỉ một dòng tin nhắn này đủ khiến nam hành khách lặng người

"Bạn ơi tôi đã đến nơi. Xin lỗi mình câm. Xin lỗi vì sự bất tiện này", dòng tin nhắn của tài xế Grab khiến bất cứ ai đọc được cũng cảm thông sâu sắc.

Cuộc sống muôn màu, chúng ta không thể nhìn vào một khía cạnh nhỏ mà đánh giá vấn đề. Bạn vẫn nhớ câu chuyện “Thầy bói xem voi” chứ? Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho những người có cái nhìn thiển cận về cuộc sống. Và mới đây nhất, câu chuyện về tài xế Grab bị câm giúp chúng ta ngộ ra nhiều điều.

Nguyên văn câu chuyện được nam hành khách chia sẻ: “Đôi lúc ta khoan tức giận mà hãy thông cảm. Mình có đặt Grab giao cơm trưa, không thấy cuộc gọi, không thấy phản hồi. Mình gọi điện thì cúp máy ngang. Trong lúc đó đói mình khó chịu vô cùng với hành động đó của một người làm dịch vụ. Mình lại không có thói quen hủy chuyến.

Trên bản đồ của ứng dụng, xe vẫn chạy trên đường tới nơi rồi mà chẳng chịu gọi cho khách. Mình gọi lại vẫn cúp máy ngang. Tức quá mình chạy ra chỗ điểm đến.

Thấy người mình cáu: sao anh gọi mà không bắt máy cũng không gọi lại cho anh. Sau đó bạn ấy đưa tay lên miệng và lắc lắc. Mình mở điện thoại lên thì nhận được dòng tin nhắn: “Bạn ơi tôi đã đến nơi. Xin lỗi mình câm. Xin lỗi vì sự bất tiện này”.

Không còn bực giận gì nữa mà nó hoàn toàn là một cảm giác khác”.

Đoạn tin nhắn khiến nhiều người im lặng suy nghĩ.

Ngay khi xuất hiện, bài viết nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng quan điểm với nam hành khách nhưng một số lại cho rằng câu chuyện bịa đặt để câu like.

“Người khiếm tật vẫn luôn muốn cống hiến cho xã hội dù bản thân họ không lành lặn. Chúng ta nên tôn trọng điều đó, mình nghĩ sau câu chuyện này chúng ta nên từ từ giải quyết mọi vấn đề, nóng giận chỉ khiến mình mất đi lý trí”, tài khoản N.H.V viết.

“Thật xúc động, đừng vội vàng quy chụp hay kết hội bất cứ ai, nóng giận sẽ không giải quyết được vấn đề”, tài khoản B.M bày tỏ quan điểm.

“Nghe như câu like bịa ra để quảng cáo cho cửa hàng bán đồ ăn kia”, tài khoản Đ.A viết.

Đứng trước ý kiến này, một số người khá bực mình cho rằng mình từng gặp phải một số trường hợp tương tự. “Những người khiếm khuyết vẫn lao động hàng ngày, mọi người đừng nghĩ cuộc sống tiêu cực như vậy! Mình đã gặp rất nhiều người bán hàng nhưng không thể nói chuyện như một cô bán ốc rong ở phố cổ Hà Nội”, tài khoản B.T.H viết.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết An Nhiên

Được quan tâm

Tin mới nhất
NewJeans cảm ơn Min Hee Jin
Những lời xin lỗi của sao Việt trong 2024