Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Giám đốc người Tây khiến dư luận 'sôi sục' với thắc mắc: 'Tôi không hiểu được sự giàu có ở Hà Nội'

Thiên Bình - Quang Niên Theo dõi Saostar trên google news

''Tôi thật sự không hiểu họ lấy đâu ra nhiều tiền để phục vụ lối sống như thế, hay họ làm sao có được nhiều thời gian để đi du lịch đến thế''

Có thể thấy, những chủ đề như ”Tiền đâu mà giới trẻ uống trà sữa xịn đến vậy?”, ”Nước ta còn nghèo, sao người dân lại dua đòi mua iPhone”.. luôn là những chủ đề nóng, kéo theo những tranh cãi không hồi kết của cư dân mạng thời gian qua. Và mới đây, lại thêm một câu hỏi nữa được đưa ra, và cư dân mạng lại thi nhau nhảy vào tranh luận. Đặc biệt, người 'châm ngòi' cuộc chiến này lại là một anh Tây.

Anh Tây đó là Steve Jackson, quốc tịch Anh, hiện đang làm việc trong nhiều tổ chức phi chính phủ vì cộng đồng ở châu Á. Hiện tại, anh đang làm Giám đốc truyền thông của tổ chức phi lợi nhuận Onesky. Vì sống ở Việt Nam - đặc biệt là Hà Nội - đã lâu, nên có thể nói, phần nào anh cũng nắm rõ một số hành vi và lối sống của người Hà Nội.

Và trong một bài viết đăng trên Medium mới đây, Steve Jackson đã thắc mắc về việc người Hà Nội xài tiền, gây ra nhiều tranh cãi.

Chúng tôi xin tạm dịch bài viết của anh như sau:

Một thập niên sống ở Hà Nội và tôi không hiểu được cách đồng tiền vận hành ở đây.

Tôi đã biết được từ lâu rằng những đồng nghiệp người Việt Nam của tôi kiếm tiền được chỉ một phần nhỏ so với những người đồng nghiệp nước ngoài như chúng tôi. Vì thế, tôi luôn tránh phải đặt họ vào vị trí mà buộc phải trả tiền bằng mức giá quốc tế.

Cũng như đó không phải là vấn đề thực sự khi ăn lẩu và uống bia hơi đã ổn rồi.

Thế nhưng tôi lại gặp những đồng nghiệp đó trên Facebook - trong những khu nghỉ dưỡng mà tôi không bao giờ có đủ tiền để vào được, hay qua những bức ảnh selfie trong những chuyến du lịch vòng quanh thế giới.

Tôi đã tiễn nhiều bạn trẻ lên đường đến Anh quốc du học, để rồi theo dõi Instagram của họ và tôi thấy đó là những chuyến đi du ngoạn khắp Châu Âu trong những kỳ nghỉ ở trường. Một cựu thực tập sinh thậm chí đã tự biến mình thành một ngôi sao trên Instagram qua những bức ảnh chụp trang phục mỗi ngày và thu hút được 50.000 người theo dõi. Và cô ấy toàn mặc đồ của hãng Chanel.

Hay trong một cập nhật mới nhất trên mạng, thì cô ta tỏ ra giận dữ và phủ nhận rằng những món đồ đắt tiền đó đều không phải do bố mẹ hay do bạn trai mình mua cho.

Tôi thấy có những doanh nghiệp dù không có khách hàng những vẫn tồn tại năm này qua năm khác. Điều này không chỉ xảy ra đối với những cửa hàng của hộ gia đình với quy mô kinh doanh nhỏ, mà còn với các chuỗi cửa hàng lớn như Fresh Garden và Paris Gateaux.

Thời nay, giới trẻ sở hữu siêu xe và các tài sản đắt tiền khác là chuyện bình thường (Ảnh minh họa: Rich Kids of Vietnam)

Khi thương hiệu True Milk được đưa ra thị trường, họ nhanh chóng mở các cửa hàng trên khắp thành phố để bán sữa. Chỉ sử dụng duy nhất tầng trệt để bày bán. Làm thế nào để họ có tiền chi trả mặt bằng, chưa kể là trả luôn tiền thuê ở các tầng bên trên?

Tôi cũng thấy những người trẻ làm ăn kinh doanh. Rõ ràng họ phải bỏ ra đến hàng chục ngàn dollar cho quá trình bắt đầu này, sau đó là mô hình kinh doanh có vấn đề, họ trở nên chán nản. Tất cả là do họ không quan tâm đến vấn đề tài chính từ khi công việc kinh doanh bắt đầu.

Hay một vài trường hợp cá biệt khác, tôi gặp nhiều người (phụ nữ) chỉ kiếm được vài USD mỗi ngày, thế mà họ có thể dùng tiền đó để nuôi cả gia đình. Tôi không biết họ đã làm điều đó như thế nào.

Trong khi đó, những người mà theo pháp luật là chồng của họ, thì quá lười biếng và chẳng chịu làm gì. Họ chỉ trông chờ vào đồng lương còm cõi duy nhất.

Điều duy nhất mà tôi có thể giải thích, là những người đi làm ăn ở nước ngoài, họ không có khả năng tạo ra lợi nhuận mà phải phụ thuộc vào nguồn tiền của người thân trong nước. Điều đó chỉ làm xói mòn dần tài sản của gia đình họ mà thôi.

Những người ra nước ngoài mà có thể kiếm tiền được, họ là những dân du mục thời kỹ thuật số, bao gồm một nghề nghiệp nào đó có vị trí độc lập, những blogger du lịch, hay những vlogger.

Hay gần đây có một sự bùng phát về những người tự xưng là “doanh nhân”, những người dùng rất nhiều hashtag #StartUp (khởi nghiệp) trên trang cá nhân của họ ở mạng Twitter. Họ tự tạo ra những trung tâm và nói chuyện về cách khéo léo để thành công. Họ cho rằng mình kiếm được rất nhiều tiền nhưng thật sự con số đó là bao nhiêu?

Tôi cũng từng chứng kiến một giáo viên trường quốc tế thuê phòng khách sạn với mức giá 1.000 USD cho một đêm. Cũng như tôi đã thấy những người sống trong các biệt thự ven hồ rộng lớn vào những kỳ nghỉ lễ, họ đăng hình rất nhiều lên Facebook. Tôi thật sự không hiểu họ lấy đâu ra nhiều tiền để phục vụ lối sống như thế, hay họ làm sao có được nhiều thời gian để đi du lịch đến thế.

Hà Nội đúng là một xứ sở thần tiên nơi những quy tắc thông thường dành cho tiền tệ là không thể được áp dụng được.

Chủ nhân bài viết.

Ngay lập tức, bài đăng đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, và cư dân mạng lại được một phen tranh luận. Có 2 phe: 1 phe thì theo trường phái ”Tiền của họ, họ xài gì kệ họ', phe còn lại thì đồng tình với thắc mắc của tác giả khi cho rằng, quả thật người Hà Nội rất giàu và xài tiền rất kinh.

Bạn Thanh Thủy đã nhấn like bài đăng này và đăng tải bình luận: ”Mình cũng thắc mắc như vậy. Thấy trên Instagram , nhiều bạn còn rất trẻ nhưng suốt ngày check in ở resort này, nhà hàng nọ, lại còn bỏ cả tỷ để mua 1 cái túi hiệu. Có thể là gia đình các bạn ấy giàu, nhưng tiền ăn mãi rồi cũng hết, sao không tập tính tiết kiệm?”

Riêng bạn Đỗ Duy Anh thì cho rằng: 'Có gì khó hiểu đâu. Đi làm là một chuyện, chứ gần như ai ở Hà Nội cũng đều tự kinh doanh một cái gì đó ngoài nghề chính mà. Nên nếu chỉ dựa vào lương thì khó đủ sống”

Bạn Khanh Văn Võ thì phân tích sâu hơn: ”Đa số dân Việt Nam đều vậy, không thấy thu nhập nào có thể trang tải tốt cuộc sống, nhưng họ vẫn có nhà đất, xe tốt… Đó là do đời trước để lại, đến thời của chính họ lại lo tiếp cho con cái về sau. Tính tự lập không cao như ở các nước Tây, Mỹ… Rõ ràng, để con cái sau này có nhà, thì ba mẹ sẽ mua từ trước, đến đời con chỉ việc truyền lại. Để lại có tiền, có đất thì thế hệ con cái lại thế chấp sổ vay mua nhà đất 'lướt sóng' kiếm tiền tích lũy ( sau thì tích lũy cả đất).

Ở phe đối lập, nickname Huyền My tỏ vẻ gay gắt: ”Làm ra tiền thì có quyền hưởng thụ, sao phải xoắn? Bỏ qua câu hỏi Tiền ở đâu ra, vì đó là chuyện cá nhân của họ, nhưng tiêu xài tiền họ làm ra được, thì là quyền của họ. Theo mình, tiêu tiền cũng là cách kiếm tiền, bởi có ra thì mới có vào. Chưa kể, người trẻ bây giờ kiếm tiền từ rất sớm và kiếm rất giỏi. Mạng xã hội mở rộng, đem đến nhiều cơ hội. Đó đáng lẽ phải là 1 tín hiệu đáng mừng, chứ sao là một nỗi lo ngại?'

Còn bạn, bạn nghĩ sao?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên Bình - Quang Niên

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc