Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Cộng điểm ưu tiên khu vực: Bạn thuộc team phản đối hay đồng tình?

Vấn đề nên hay không việc cộng điểm khu vực đang là vấn đề gây tranh cãi những ngày qua. Có ý kiến đồng tình với việc không nên cộng điểm khu vực, cũng ý kiến lại phản đối quan điểm này. Theo bạn, có nên hay không trong việc cộng điểm ưu tiên khu vực?

Điểm cộng ưu tiên là điểm cộng dành cho các thí sinh đạt giải thưởng cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc các kì thi quốc tế, con thương bệnh binh, người nhiễm chất độc màu da cam, dân tộc thiểu số,… Không chỉ thế, điểm cộng còn được chi theo khu vực xét theo điều kiện khó khăn của từng vùng. Mục đích của việc cộng điểm ưu tiên theo khu vực là mang lại sự công bằng cho những bạn có điều kiện học tập khó khăn có cơ hội được học đại học. Nhưng hiện tại, việc cộng điểm này vấp phải nhiều luồng ý kiến khác nhau. Vậy cộng điểm theo khu vực liệu có công bằng?

Những người người 'phản đối' điểm cộng ưu tiên khu vực nói gì?

Còn những người “đồng tình” việc cộng điểm ưu tiên khu vực thì sao?

Bên cạnh những ý kiến phản đối về việc cộng điểm ưu tiên khu vực thì cũng có những ý kiến đồng tình với việc cộng điểm ưu tiên và họ cho đó là công bằng.

Tạm kết

Việc nên hay không cộng điểm cộng ưu tiên vẫn đang còn là vấn đề gây tranh cãi. Theo đại diện của bộ Giáo dục và Đào tạo bà Nguyễn Thị Kim Phượng - Vụ trưởng Giáo dục Đại học đã trả lời với báo chí:

Quan niệm về bất công hay công bằng cần được đánh giá tổng thể. Công bằng phải xét trên điều kiện thực hiện quy định và hướng tới kết quả bình đẳng thực chất. Nếu áp dụng nguyên tắc xét tuyển như nhau cho các thí sinh có điều kiện khác nhau thì đó không phải là biểu hiện của sự công bằng. Nếu áp dụng quy định như nhau dẫn đến kết quả chênh lệch trong quá trình thực hiện cũng không phải là đã đạt được sự công bằng.

Khi còn có sự chênh lệch về điều kiện học tập giữa các thành phố, vùng nông thôn và đặc biệt là miền núi… và giữa các đối tượng thì chính sách ưu tiên còn cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội, xét trên diện rộng. Chỉ khi nào có trải nghiệm cuộc sống ở những vùng khó khăn thì chúng ta mới cảm nhận được sự cần thiết của chính sách này.

Tất nhiên, chính sách ưu tiên cũng không phải là bất di bất dịch, có thể cũng thay đổi khi các điều kiện chênh lệch đã được thay đổi”

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất