Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Xuân Trường, Công Phượng và khác biệt từ sự giáo dục của bầu Đức

Bóng đá sẽ là một ngôi trường đặc biệt nếu sự giáo dục được đưa vào đúng cách, nhìn xa cho một sự phát triển nhiều mặt. CLB HAGL với chuyện xuất ngoại của Xuân Trường, Công Phượng là một ví dụ và bài học lớn cho bóng đá Việt Nam.

Nguyễn Công Phượng đã sang Hàn Quốc để thi đấu cho CLB Incheon United (Hàn Quốc) với thời hạn mượn 1 năm. Nguồn tin độc quyền của Saostar cũng cho biết Xuân Trường sẽ đến Thái Lan vào hôm nay và ký hợp đồng thời hạn 1 năm (cho mượn) với CLB Buriram United.

Cách đây 3 năm, Xuân Trường, Công Phượng cùng với Tuấn Anh đã lần đầu xuất ngoại để đi Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều gì khiến cho những cầu thủ HAGL có thể dễ dàng trong việc ra nước ngoài thi đấu nếu có một đề nghị hợp lý so với phần còn lại của V.League?

Công Phượng đã sang Hàn Quốc vào ngày hôm qua.

Đầu tiên, hãy nhìn lại những cầu thủ khác đi ra nước ngoài của bóng đá Việt Nam. Công Vinh từng đi Bồ Đào Nha, Nhật Bản. Người gần nhất là thủ môn Đặng Văn Lâm sang Thai League. Họ có điểm chung không chỉ là chuyện chuyên môn tốt, mà quan trọng nhất là vốn ngoại ngữ đủ tự tin giao tiếp, làm việc với các CLB nước ngoài.

Công Vinh từng sang CLB Leixoes (Bồ Đào Nha) nhưng cô đơn đến mức chỉ ước được về Việt Nam. Nguyên nhân là Vinh chưa có vốn ngoại ngữ tốt. Sau này, Công Vinh phải tự cải thiện ngoại ngữ để tự tin xuất ngoại sang Nhật Bản.

Thủ môn Đặng Văn Lâm có vốn ngoại ngữ không cần bàn nhiều. Văn Lâm không chỉ nói tốt tiếng Nga, mà vốn tiếng Anh rất giỏi. Văn Lâm dễ dàng đi sang Thai League mà không lo ngại rào cản về ngôn ngữ nếu phải giao tiếp bằng tiếng Anh.

Công Vinh từng khuyên Quang Hải nếu muốn ra nước ngoài thì cần cải thiện vốn ngoại ngữ. HLV Steve Darby không chỉ khuyên Quang Hải, mà khuyên cả lứa cầu thủ trẻ của Việt Nam hãy mạnh dạn ra nước ngoài, nhưng cần học tốt ngoại ngữ để không gặp khó trong hòa nhập.

Rào cản ngoại ngữ để hòa nhập tốt với các CLB nước ngoài thực sự là bài toán rất khó cho những cầu thủ Việt Nam, dù nhiều cầu thủ xuất hiện trên quảng cảo về việc học tiếng Anh. Nhưng ở bóng đá Việt Nam, chỉ có CLB HAGL là chú trọng rất lớn tới việc giáo dục cho cầu thủ, yêu cầu đặc biệt là tốt nghiệp Đại học và học ngữ.

Chuyện đào tạo ra một cầu thủ giỏi đã khó, giúp một cầu thủ trang bị tốt văn hóa và ngoại ngữ càng đặc biệt nếu đặt trong môi trường bóng đá Việt Nam. Bầu Đức với tầm nhìn xa khi uốn nắn cầu thủ ngay từ nhỏ về chuyện cấm đá láo, đá xấu, học văn hóa và ngoại ngữ trước khi nghĩ trở thành một cầu thủ giỏi.

Sự giáo dục một cầu thủ từ nhỏ và trang bị cho nhiều kỹ năng thiết thực để có thể chơi bóng không giỏi, thì trở thành một công dân tốt. Sự tử tế và bài bản đó đã giúp các cầu thủ HAGL có một hành trang khác biệt so với phần còn lại của bóng đá Việt Nam. Bầu Đức thêm một lần nữa cho thấy được ông không chỉ mở đường cho công tác đào tạo trẻ, mà còn mang đến một bài học lớn để nâng tầm nhiều mặt cho bóng đá Việt Nam.

Bầu Đức có những tiêu chí khác biệt trong cách “trồng người” cho bóng đá Việt Nam.

Một nền bóng đá muốn phát triển thì cần có nhiều cầu thủ xuất ngoại để đến các giải đấu cao hơn học hỏi, phát huy tài năng. Nhưng đi nước ngoài chơi bóng phải trang bị nhiều kỹ năng, chuyên môn tốt là chưa đủ nếu thiếu ngoại ngữ. Thế nên, không ngạc nhiên khi bóng đá Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay các cầu thủ xuất ngoại. Và điểm chung của những Công Vinh, Văn Lâm, Xuân Trường, Công Phượng, Tuấn Anh đều có vốn ngoại ngữ rất tốt, không e ngại hay lo lắng trong giao tiếp.

Từ câu chuyện xuất ngoại của các cầu thủ Việt Nam cho thấy bóng đá kết hợp với giáo dục thực sự quan trọng. Và thật vui cho bóng đá Việt Nam khi hơn 10 năm trước thì bầu Đức đã tính xa với những tiêu chí đặc biệt làm hành trang cuộc đời cho những Công Phượng, Xuân Trường trước khi chơi bóng chuyên nghiệp.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất