Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Vì sao cầu thủ HAGL 'lạc lối' khi xuất ngoại?

Theo Tinnhanhonline Theo dõi Saostar trên google news

Công Phượng và mới đây là Xuân Trường đã trở về Việt Nam sau khoảng thời gian không để lại dấu ấn gì trên xứ người.

Những đứa con ‘lạc lối’ của bầu Đức

Gần ba năm sau lần xuất ngoại đầu tiên, bầu Đức lại tiếp tục để những đứa con cưng của mình ra nước ngoài thi đấu. Công Phượng gia nhập Incheon với bản hợp đồng cho mượn 1 năm. Xuân Trường đến với Buriram United của Thái Lan.

So với lần xuất ngoại đầu tiên, lần này điểm đến của những cầu thủ kể trên đã trở nên “thích hợp” và mang nhiều kì vọng hơn. Nói thích hợp ở đây là bởi đến năm 2019, những cầu thủ kể trên đã không còn quá trẻ, như cái tuổi đôi mươi khi họ sang Hàn Quốc hay thậm chí Nhật Bản để thi đấu.

Công Phượng không để lại dấu ấn gì khi thi đấu ở Incheon United.

Nói mang nhiều kỳ vọng hơn là bởi trong khoảng thời gian trước khi xuất ngoại, Công Phượng đã chơi rất hay ở nhiều đấu trường lớn, từ U23 châu Á 2018 đến ASIAD, AFF Cup và bùng nổ ở Asian Cup. Xuân Trường thì phong độ trồi sụt hơn, vì thế anh đến với môi trường cũng ít thử thách hơn so với Công Phượng, đó là Thái Lan.

Thế nhưng kết quả của chuyến xuất ngoại lần này không khác gì so với lần đầu tiên của họ. Công Phượng đã sớm chấm dứt hợp đồng với Incheon để tìm thử thách mới. HAGL đang nỗ lực hoàn thành các thủ tục để đưa Phượng sang Pháp.

Xuân Trường về nước tối hôm 22/6.

Xuân Trường tối 6/6 đã có mặt tại Việt Nam, chính thức dừng hợp đồng với Buriram United. Khác với Công Phượng, Xuân Trường sẽ thi đấu ở giai đoạn lượt về V-League 2019. Một quyết định mà nhiều người cho rằng hợp lý với hoàn cảnh của Trường “híp” thời điểm hiện tại.

Công Phượng chơi bóng ở Incheon và không để lại dấu ấn nào. Anh bị đánh giá không hoà nhập với đội bóng mới, khó khăn về mặt ngôn ngữ khiến anh và đội bóng chủ quản không thể hiểu nhau và chia tay là tất yếu.

Xuân Trường không đá nhiều kiểu như Công Phượng nhưng cũng có bàn thắng từ chấm đá phạt. Ngoài ra anh cũng có một vài lần toả sáng trong các trận đấu ở AFC Champions League, thế nhưng tất cả cũng chỉ là ngọn lửa le lói. Xuân Trường cũng đành ngậm ngùi về nước, trong sự thất vọng của chính bản thân anh.

Hai cầu thủ xuất ngoại đều trở về nước sớm hơn dự kiến, lần này bầu Đức kiên quyết hơn, khi chủ động dừng hợp đồng. Giấc mơ xuất ngoại cầu thủ của ông bầu đội bóng phố Núi một lần nữa tan thành mây khói.

Bầu Đức thêm một lần thất bại nhưng ông chính là người mở đường cho các cầu thủ xuất ngoại

Kể từ khi thành lập Học viện bóng đá HAGL Arsenal-JMG, bầu Đức đã có đóng góp lớn cho nền bóng đá nước nhà. Ông cho ra lò nhiều cầu thủ tài năng, với hi vọng sẽ đưa chất lượng cầu thủ Việt Nam đến với châu lục. Thế nhưng chưa cầu thủ nào của ông thành công khi ra nước ngoài chơi bóng. Từ năm 2014, kể từ khi trình làng lứa cầu thủ U19 tài năng như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… họ vẫn cho thấy tài năng của mình, nhưng tập thể HAGL thì hết mùa này đến mùa khác đều nỗ lực trụ hạng, không thì nằm ở nhóm cuối bảng. So với kì vọng, đây là điều rất đáng tiếc.

Ra nước ngoài thi đấu, dễ mà khó!

Bầu Đức có thể thêm một lần thất bại trong việc xuất ngoại các cầu thủ, thế nhưng đó lại là bài học quý giá.

Vì sao Công Phượng, Xuân Trường một lần nữa thất bại?

Đây là những điều đã được mổ xẻ quá nhiều và hầu như ai cũng đã nhận ra. Có thể chỉ ra hai vấn đề chính.

Hồi năm 2016, nhiều cầu thủ của HAGL cũng đã xuất ngoại.

Đầu tiên là từ phía CLB chủ quản, mà trách nhiệm ở đây thuộc về những người đứng đầu CLB, các ông bầu. Đưa cầu thủ của mình ra nước ngoài thi đấu là chuyện tốt của bất kỳ đội bóng nào ở Việt Nam. Việc này mang lại nhiều lợi ích, vừa cho các cầu thủ, vừa cho chính bản thân tiếng tăm của CLB đó.

Lợi ích về phí chuyển nhượng có thể không thấm tháp gì nhưng tiếng vang của CLB đó mới là điều giá trị. Bầu Đức đã làm được điều đó ngay khi có lứa cầu thủ đầu tiên của lò HAGL Arsenal-JMG. Thương hiệu HAGL phổ biến và lan toả khắp nước. Tài năng của cầu thủ, lối chơi đẹp mắt, thứ thương hiệu ấy đến giờ vẫn ngấm vào suy nghĩ của rất đông CĐV.

Tuy nhiên, việc khó hơn với các ông bầu là cân nhắc lợi ích CLB với lợi ích cầu thủ.

Lợi ích cầu thủ ở đây liệu đã được quan tâm một cách có trách nhiệm nhất hay là chưa?. Trách nhiệm của CLB là tìm hiểu thật kỹ về điểm đến mà họ định đưa cầu thủ sang đó. Về nền bóng đá, về lối chơi của CLB đó, liệu có phù hợp với cầu thủ của mình hay không. Họ phải phán đoán được khả năng ‘thích nghi’ của cầu thủ với CLB đó.

Muốn làm được như vậy họ cần có một bộ phân chuyên trách, những người có trách nhiệm trong việc tìm hiểu và đưa ra những tham vấn chính xác nhất.

.

Công Phượng thất bại ở Hàn Quốc là bởi không phù hợp với Incheon và vấn đề ngôn ngữ.

Công Phượng sang Incheon vì sao thất bại? Thể hình anh quá nhỏ bé, thể lực không đảm bảo để đá ở K-League ư? Đó cũng chỉ là một phần trong thất bại của Phượng ở Hàn Quốc. Một điều khác đó là lối chơi của Incheon không phù hợp với Công Phượng. Phượng làm sao có thể chạy hùng hục cả trận chỉ để cố gắng đỡ những đường chuyền dài của đồng đội. Đá bóng dài, thiên về thể lực thì Công Phượng thất bại là đúng rồi.

Xuân Trường vì sao sang Buriram lại thất bại. Buriram không đá bóng dài như Incheon, họ đá bóng ngắn nhiều hơn, nhưng thất bại của Xuân Trường lại nằm nhiều ở anh hơn. Và đó chính là vấn đề thứ hai mà chúng ta nên nhắc tới.

Bản thân các cầu thủ quyết định nhiều tới thành công hay thất bại của chính bản thân.

Công Phượng là cầu thủ hướng nội. Điều đó đúng nhưng anh đã cố gắng hoà nhập với môi trường mới. Công Phượng dám thay đổi bản thân để tìm kiếm thành công. Tiếc rằng anh lại gặp khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ.

HLV Incheon nói rằng ông không thể giao tiếp với Công Phượng, vì thế cả hai không thể hiểu nhau. Công Phượng không phù hợp với lối chơi bóng dài, không giao tiếp được nhiều với đồng đội. Những cử chỉ thân thiện, tích cực hoà nhập của anh là không đủ.

Xuân Trường không chứng minh được năng lực ở Buriram.

Xuân Trường thì thuận lợi ngay từ thời điểm đầu, được nhiều kỳ vọng. Anh đá chính những trận đầu tiên ở Buriram, tuy nhiên tiếc là Trường đã không thể hiện được năng lực như kỳ vọng.

Anh yếu trong tranh chấp, lối chơi đó cứ thế lặp đi lặp lại, không có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Chỉ biết chuyền và cầm nhịp thôi là chưa đủ, Trường bị bố trí đá thấp, vì thế anh phải kiêm thêm cả nhiệm vụ tranh chấp, và đó là lý do Xuân Trường ‘mất hút’ ở Buriram.

Cũng thật bất công nếu nói Xuân Trường không đủ tài năng đá ở Thái Lan, sự thật là anh cũng bị bố trí đá không đúng với vị trí sở trường, với những cách thức hoạt động phục vụ anh hơn. Mà khi lối chơi không phục vụ Xuân Trường, anh đã thất bại.

Cầu thủ ra nước ngoài thi đấu sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Từ ngôn ngữ, văn hoá, ẩm thực… họ không vượt qua được chỉ 1,2 yếu tố thôi là đã đủ để có thể xách va-li về nước chứ chưa nói tới chuyện năng lực chuyên môn.

Hà Nội FC sẽ xuất ngoại cầu thủ của mình như nào?

Quang Hải, Văn Hậu đang nhận được sự quan tâm rất lớn. Cả hai đang nhận được nhiều lời mời từ những đội bóng ở khu vực như Thái Lan, châu lục như Hàn Quốc, Nhật Bản và cả châu Âu. Tuy nhiên Hà Nội FC vẫn lắc đầu chưa để cầu thủ nào ra nước ngoài thi đấu.

Theo tiết lộ của những người đứng đầu CLB này, họ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về đội bóng mà các cầu thủ kể trên được quan tâm. Hà Nội không muốn cầu thủ của mình ra nước ngoài chơi bóng mà chưa chuẩn bị kỹ nhất, mọi con đường cho tương lai cầu thủ đó.

Quang Hải và Văn Hậu tương lai sẽ ra nước ngoài thi đấu.

Rõ ràng từ những bài học của bầu Đức, người tiên phong mở đường để lại, Hà Nội sẽ có nhiều thuận lợi hơn để tránh vết xe đổ vừa qua của đội bóng phố Núi.

Hãy chờ xem, Hà Nội sẽ làm như thế nào?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Tinnhanhonline

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual