Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Từ cầu thủ Việt Nam 'mù chữ' đến Đoàn Văn hậu: Ngả mũ trước bầu Đức!

Câu chuyện cầu thủ Việt Nam "mù chữ", hay Đoàn Văn Hậu sang Hà Lan phải học ngoại ngữ, tất cả lại thêm một lần bái phục tầm nhìn của bầu Đức.

Hoàng Phương, chàng cầu thủ thi đấu cho CLB Bà Rịa - Vũng Tàu đã khiến người hâm mộ bóng đá Việt Nam ngỡ ngàng khi dũng cảm tiết lộ bí bật là anh không biết chữ vào hồi tháng 10 năm nay.

Hoàng Phương “mù chữ” nên khi nhắn tin với bạn gái phải nhờ đồng nghiệp soạn tin dùm. Nhưng bạn gái không chê anh dốt chữ, cô gái chấp nhận làm vợ vì sự chân thành của Hoàng Phương.

Một câu chuyện tình có thể nói là rất đẹp của bóng đá Việt Nam khi nhìn về góc độ chuyện tình yêu. Nhưng đó là nỗi buồn lớn cho bóng đá nước nhà khi bộc lộ nhiều vấn đề qua chuyện cầu thủ không biết chữ. Anh phải làm gì với chuyện ký hợp đồng thi đấu, cũng như các câu chuyện liên quan đến cuộc sống thường ngày khi cần đọc và viết.

Mới nhất, một chuyện cũng liên quan đến vấn đề học vấn, đó là việc hậu vệ Đoàn Văn Hậu sang Hà Lan chưa được ra sân 1 phút nào. Một trong những lý do chính là Đoàn Văn Hậu không có ngoại ngữ nên khó hòa nhập. HLV Heerenveen nói thẳng là Văn Hậu cần học tiếng Anh để hòa nhập, tiếp thu chiến thuật từ ông truyền đạt trong các buổi tập, hay liên lạc với các đồng đội trong thi đấu.

Rõ ràng, cầu thủ bóng đá bây giờ không chỉ đơn giản là chuyện đá bóng giỏi. Vì ngoài yếu tố chuyên môn thì có rất nhiều câu chuyện khác trong cuộc sống cần đến tri thức để xử lý, chứ không đơn thuần là chơi bóng hay sẽ có tất cả.

Nhìn rộng hơn, người hâm mộ có thể nhìn thấy được tầm quan trọng của chuyện giáo dục trong bóng đá. Hãy đặt trong một hoàn cảnh thế này, 100 em nhỏ đam mê bóng đá và khát vọng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, nhưng không bao giờ có chuyện tất cả sẽ trở thành cầu thủ sau nhiều năm khổ luyện. Sự đào thải trong bóng đá là tất yếu, chỉ có những người tốt nhất được giữ lại để tiếp tục với giấc mơ chơi bóng chuyên nghiệp.

Thế nên, vấn đề “trồng người” trong bóng đá cần được đặt trong khía cạnh rằng: Nếu một em nhỏ không thể trở thành cầu thủ thì cần phải được trang bị nhiều kỹ năng, trong đó yếu tố giáo dục cực kỳ quan trọng. Mục đích giúp em nhỏ có thể trở thành một công dân tốt khi trưởng thành. Đúng hơn, đó là sự hòa nhập với xã hội khi rời bỏ môi trường thể thao, có thể chọn lựa nhiều hướng đi cho tương lai chứ không phải bám trụ với nghề cầu thủ bằng mọi giá.

Trong trường hợp trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, có giấc mơ bay cao hơn, ví dụ như Đoàn Văn Hậu, cầu thủ đó phải được trang bị nhiều thứ ngoài tài năng chơi bóng. Vì cầu thủ xuất ngoại nếu không có ngoại ngữ thì cánh cửa đó có thể bị đóng sập lại đầy tiếc nuối.

Bầu Đức dạy các cầu thủ HAGL từ chuyện giáo dục đến đạo đức sân cỏ.

Câu chuyện kể trên nếu nhìn về mặt bằng chung của bóng đá Việt Nam thì bầu Đức là người đi trước cách đây hơn 10 năm. Các cầu thủ HAGL được cho ăn học tử tế, học ngoại ngữ và tốt nghiệp Đại học.

Bầu Đức xác định cầu thủ khi vào Học viện bóng đá HAGL - Arsenal - JMG thì yếu tố giáo dục, đạo đức và kỹ năng mềm được đặt lên hàng đầu. Thế nên, ba cầu thủ ưu tú của HAGL là Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh khi xuất ngoại đều không bị rào cản gì về chuyện hòa nhập hay giao tiếp với các đồng đội.

Ở tuổi 22, Lương Xuân Trường đã có thể trả lời báo chí nước ngoài một cách trôi chảy bằng tiếng Anh. Xuân Trường còn làm “cánh tay nối dài” cho toàn đội dưới thời HLV Miura, HLV Park Hang Seo trong việc truyền tải lại thông điệp, ý đồ chiến thuật nhờ giỏi ngoại ngữ.

Công Phượng có thể thi đấu từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, Bỉ. Công Phượng đi đến nền bóng nào cũng dễ dàng hòa nhập, anh được các đồng đội yêu mến nhờ có thể giao tiếp tốt, sống hòa đồng và hài hước.

Sang năm, lứa Công Phượng sẽ tốt nghiệp Đại học. Điều này thực sự tạo ra một giá trị rất lớn khi bầu Đức làm đào tạo bóng đá giống như một ngôi trường cho các cầu thủ.

Văn Toàn tự tin nói chuyện bằng tiếng Anh với HLV Park Hang Seo.

Chuyện làm bóng đá của bầu Đức có thể nhìn ra thế giới, tuyển Đức là ví dụ. Đội bóng này có rất nhiều cầu thủ học giỏi, tốt nghiệp Đại học. Xa hơn, nước Đức xây dựng nền bóng đá từ giáo dục (bóng đá học đường).

Bóng đá Việt Nam đang muốn đi xa hơn sau những thành công ở thời HLV Park Hang Seo. Có lẽ, con đường hợp lý và đúng đắn nhất là cần nhiều đội bóng học cách làm bóng đá của bầu Đức với tiêu chí giáo dục làm gốc rễ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất