Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Tại sao bầu Đức bắt cầu thủ HAGL học ngoại ngữ, Đại học?

Bầu Đức yêu cầu các cầu thủ Học viện Bóng đá HAGL phải có bằng cử nhân, giỏi ngoại ngữ. Một câu chuyện đáng để suy ngẫm về triết lý đào tạo cầu thủ của HAGL.

Câu chuyện liên quan giữa giáo dục và bóng đá Việt Nam đang được sự quan tâm khi các cầu thủ HAGL như Xuân Trường, Công Phượng xuất ngoại. Vấn đề được dư luận nhắc đến là ngoại ngữ và tiêu chí tốt nghiệp Đại học của bầu Đức.

Bầu Đức xác định cầu thủ được đào tạo trước tiên phải học văn hóa, giỏi ngoại ngữ và tốt nghiệp Đại học. Những điều đặc biệt này đáng để suy ngẫm khi tính hiệu quả hiện hữu với chuyện các cầu thủ HAGL dễ dàng ra nước ngoài chơi bóng vì có lợi thế về ngoại ngữ, trước khi bàn đến yếu tố chuyên môn được thừa nhận.

Tại sao bầu Đức có những tiêu chí đặc biệt như thế cho các cầu thủ HAGL?

Cựu chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam - ông Mai Liêm Trực từng có câu nói được báo chí nhắc đi nhắc lại khá nhiều: Mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng xã hội.

Trên thực tế, không chỉ vấn đề tượng tầng mà bóng đá Việt Nam từng có những thời điểm khiến cho người hâm mộ cả nước ngao ngán với tiêu cực, ngay đến U23 Việt Nam cũng từng bị dính chàm ở SEA Game năm 2005.

Bầu Đức gắn bó với bóng đá Việt Nam từ ngày đầu lên chuyên nghiệp. Bầu Đức mua rất nhiều cầu thủ giỏi trước khi nghĩ đến chuyện xây dựng nền móng bằng cách cho ra đời Học viện Bóng đá HAGL - Arsenal - JMG. Nên ông chủ đội bóng phố Núi hiểu rõ về chuyện phải giáo dục cầu thủ thật tốt nếu không muốn phí công nhiều năm “trồng người”.

Bầu Đức đưa ra những tiêu chí đặc biệt cho CLB HAGL.

Một bài toán như thế này. Bầu Đức tốn tiền bạc, công sức, tâm huyết gần chục năm để cho ra đời lứa Công Phượng nếu không giáo dục tốt về tư tưởng thì hậu quả khôn lường, có thể đổ sông đổ biển. Một pha đá láo gây chấn thương nặng. Một chuyện tiêu cực sẽ phí hoài công sức, tiền bạc, đổi lại là vết nhơ, ảnh hưởng đến hình ảnh cả một Học viện. Vậy yêu cầu về văn hóa, tư tưởng đá sạch - đá thật - đá vì người hâm mộ phải được đặt lên đầu tiên.

Cách tốt nhất là phải đả thông tư tưởng, nuôi dưỡng ý thức ngay từ nhỏ bằng việc quán triệt mọi thứ, nhất quán xuyên suốt một triết lý về giáo dục bóng đá cho các cầu thủ. Một khi được đào tạo trong môi trường tử tế, bài bản cùng việc cho ăn học thì bản thân cầu thủ sẽ tự có ý thức khi chơi bóng. Không cần chờ những Công Phượng, Xuân Trường… đến ngày lớn mới phổ biến về văn hóa đá đẹp - đá sạch - chơi có ý thức. Vì đến ngày trình làng thì chưa chắc uốn nắn thành công dù có răn đe bằng các hình phạt nghiêm khắc.

Câu chuyện cầu thủ có ngoại ngữ để xuất ngoại thì Saostar lý giải ở bài viết Xuân Trường, Công Phượng và khác biệt từ sự giáo dục của bầu Đức. Có ngoại ngữ để khi ra nước ngoài thi đấu không còn bị rào cản về giao tiếp, dễ hòa nhập. Vì một cầu thủ đi nước ngoài nếu giỏi chuyên môn là chưa đủ, cần nhiều kỹ năng, trong đó cần có ngoại ngữ.

Rõ ràng, bầu Đức đã uốn lứa Công Phượng từ thuở măng non trước khi trở thành những cây tre. Kết hợp giáo dục với bóng đá song hành. Vì thế, tiêu chí văn hóa, học ngoại ngữ, tốt nghiệp Đại học được bầu Đức đặt ra đầu tiên cho Học viện Bóng đá HAGL.

Bóng đá Việt Nam nếu có những người nhìn xa, xác định làm bóng đá tử tế, có triết lý và quán triệt mọi mặt như bầu Đức, tôi tin rằng bộ mặt bóng đá nước nhà sẽ đổi thay rất nhiều từ tư tưởng đến văn hóa bóng đá. Và tin rằng khi nói đến câu chuyện giáo dục thì không chỉ có ý nghĩa riêng với bóng đá.

Người hâm mộ sẽ rất vui nếu các cầu thủ có nền văn hóa tốt để trở thành tấm gương cho giới trẻ, như ca sĩ Hoàng Bách cho rằng chuyện Xuân Trường, Công Phượng xuất ngoại sẽ trở thành tấm gương cho nhiều bạn trẻ chú trọng đến chuyện học giỏi ngoại ngữ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc