Chia sẻ với Saostar vào hôm nay 23/8, một cầu thủ Quảng Ninh cho biết: "Hiện tại, tôi và nhiều anh em khác ở đội đang bị nợ lương, lót tay. Tôi bị nợ lót tay từ năm 2019 đến nay, còn tiền lương bị nợ 4 tháng".
Trong khi đó, tiền vệ Nguyễn Hải Huy đăng trên mạng xã hội sau khi biết tin V.League 2021 bị dừng: "Chính thức nghỉ bóng đá đi nhặt tôm hết năm 2011".
Cần nhắc, V.League 2021 dừng hay hoãn dài hạn thì số phận nhiều cầu thủ Quảng Ninh vẫn rơi vào cảnh "kêu trời, kêu đất", vì họ bị nợ tiền trong thời gian dài.
Thậm chí, cựu binh của CLB Quảng Ninh như thủ môn Tuấn Linh thi đấu cho HAGL nhưng vẫn còn bị đội bóng cũ nợ tiền. Tuấn Linh từng viết "tâm thư" trên mạng xã hội nói về chuyện này.
Tình cảnh của các cầu thủ Quảng Ninh khiến cho nhiều người ngao ngán vì hai chữ chuyên nghiệp ở V.League. Và chuyện CLB Quảng Ninh nợ tiền nhiều cầu thủ trong thời gian dài nhưng vẫn đủ điều kiện về kinh phí để tham dự V.League 2021 là dấu hỏi lớn. Vì thực tế đội bóng đất Mỏ nợ tiền từ năm 2019 đến nay, tức diễn ra trong cả hai mùa bóng.
Thời điểm các cầu thủ Quảng Ninh đình công và đăng tải thông tin lên mạng xã hội thì VPF đã vào cuộc bằng cách yêu cầu CLB này giải trình việc nợ lương, thưởng. Nhưng VPF cũng xử lý vấn đề theo cách "chữa cháy" chứ không hề quyết liệt giải quyết triệt để.
Bằng chứng là CLB Quảng Ninh trả tiền lương 3 tháng cho các cầu thủ để đá tiếp. Bây giờ nhiều cầu thủ bị nợ 4 tháng lương. Nếu tính từ thời điểm kêu cứu thì đồng nghĩa đội bóng đất Mỏ đã nợ lương từ tháng 4/2021.
Lúc này, V.League 2022 đã "chốt" dừng. VPF và VFF cần phải thoát gỡ nỗi khổ cho các cầu thủ Quảng Ninh. Vì chính VPF và VFF được xem gián tiếp chấp nhận cho đội bóng đá Mỏ tham dự giải chuyên nghiệp trong cảnh bối nợ lương, lót tay các cầu thủ.
Ngày mai, VPF, VFF và lãnh đạo 27 CLB họp trực tuyến. Chủ đề các cầu thủ Quảng Ninh bị nợ tiền nên được đưa vào cuộc họp để có phương án "giải cứu".