Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Kình ngư Ánh Viên: 'Cô gái thép Việt Nam' và áp lực 8 HCV ở SEA Games 30

Đường Bá Hổ Theo dõi Saostar trên google news

28 huy chương - đó là thành tích của kình ngư Ánh Viên qua 3 kỳ SEA Games, con số này sẽ tăng lên sau SEA Games 30.

Với chỉ tiêu của bơi Việt Nam ở SEA Games 30, Ánh Viên được kỳ vọng giành đến 8 HCV, tức bằng với thành tích của 2 kỳ SEA Games gần nhất (năm 2015 và 2017).

Sau 3 kỳ SEA Games, Ánh Viên có tổng cộng 28 huy chương, trong đó có 19 HCV (SEA Games năm 2013: 3 HCV, SEA Games năm 2015: 8HCV, SEA Games năm 2017: 8 HCV). Ánh Viên chính là “huyền thoại sống” của bơi Việt Nam nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.

Tài năng của Ánh Viên thuộc diện biệt của thể thao Việt Nam. Năm 2015, Ánh Viên giành 8HCV, truyền thông Đông Nam Á gọi “tiểu tiên cá” là cô gái thép Việt Nam.

Ánh Viên được ví như cô gái thép Việt Nam ở SEA Games.

Báo Singapore viết rằng: “VĐV bơi người Hungary, Katinna Hosszu mang biệt danh Iron Lady (Người đàn bà thép) nhờ sức chịu đựng và khả năng thi đấu tốt trong mọi hoàn cảnh. Hiện tại, Việt Nam cũng có một Iron Girl (Cô gái thép), đó là Nguyễn Thị Ánh Viên”.

Lý do là Ánh Viên đăng ký quá nhiều nội dung thi đấu và giành rất nhiều HCV. Nhưng thời điểm năm 2015, Ánh Viên mới 18 tuổi, đó là giai đoạn phát triển của cô gái người Cần Thơ.

Bây giờ, Ánh Viên đã sang tuổi 23 nhưng cô vẫn đăng ký đến 12 nội dung ở SEA Games 30. Mục tiêu rất rõ ràng: “Đào vàng” ở SEA Games 30 cho thể thao Việt Nam.

Đó được xem là nghịch lý rất lớn của bơi Việt Nam khi thành tích tầm châu lục của Ánh Viên sa sút thì có ngay một cuộc tranh luận: Tại sao Ánh Viên đang ở giai đoạn đẹp nhất sự nghiệp thì các thông số tụt giảm đáng kể so với 2 năm trước?

Nguyên nhân chính là sự đầu tư cho một kình ngư với giấc mơ vươn tầm châu lục, vươn ra thế giới nhưng tập luyện dàn trải quá nhiều cự ly khác nhau. Do đó, Ánh Viên không có cơ hội phát triển các nội dung thế mạnh lên một tầm cao.

Một câu chuyện thực tế dễ hiểu hơn là Joseph Schooling - kình ngư Singapore từng giành 9 HCV ở SEA Games năm 2015, hơn 1 HCV so với Ánh Viên. Nhưng Joseph Schooling không còn bơi dàn trải nhiều cự ly, anh tập trung phát triển nội dung thế mạnh là 100m bướm, sau đó giành tấm HCV lịch sử cho thế thao Singapore khi đánh bại thần tượng Michael Phelps ở Olympic năm 2016.

Tất nhiên, Joseph Schooling có được sự đầu tư “khủng” hơn so với Ánh Viên, cũng như ăn tập chuyên nghiệp từ nhỏ, hay thể hình có nhiều yếu tố khác biệt. Nhưng không thể chối bỏ chuyện Joseph Schooling không còn tranh tài nhiều cự ly ở SEA Games, anh chỉ phát triển các nội dung mạnh nhất.

Chỉ tiêu càng cao thì áp lực với Ánh Viên càng lớn, do vậy cô gái vàng người Cần Thơ cần được sự ủng hộ lớn về tinh thần ở SEA Games 30.

Câu chuyện của Ánh Viên trong giấc mơ vươn tầm châu lục nếu đặt trong sự phát triển từ năm 2015 đến nay thì gần như không còn hy vọng. Ánh Viên bây giờ chỉ có thể tập trung gặt HCV SEA Games.

Chỉ có một nỗi trăn trở là Ánh Viên thi thố ở SEA Games 30 nếu không hoàn thành chỉ tiêu 8 HCV thì đừng so sánh thành tích của 2 kỳ SEA Games trước, qua đó chỉ trích cô gái người Cần Thơ. Vì gần 10 qua thì Ánh Viên đã đóng góp và hy sinh quá nhiều cho thể thao Việt Nam.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Đường Bá Hổ

Được quan tâm

Tin mới nhất