Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Kiatisuk tốt nghiệp thạc sĩ và ngôi trường Đại học đặc biệt ở Gia Lai

Sáng nay, Kiatisuk dậy rất sớm và việc làm đầu tiên là gửi lời chúc mừng đến Ngày nhà giáo ở Thái Lan (16/1).

Kiatisuk tốt nghiệp thạc sĩ và giỏi ngoại ngữ

Ít ai biết rằng, Kiatisuk không chỉ là ngôi sao lừng danh của Đông Nam Á, là HLV thành công nhất của Thái Lan, anh còn tốt nghiệp thạc sĩ ngành thể thao. Kiatisuk cũng có bằng HLV chuyên nghiệp của FIFA…

Ngoài ra, Kiatisuk có thể nói rất giỏi về tiếng Anh và tiếng Việt. Những ca khúc như Hãy hát với dòng sông, Hãy về đây bên anh được “Zico Thái” trình bày cực hay là ví dụ cho khả năng nói tiếng Việt rất tốt.

Kiatisuk chia sẻ với các cầu thủ trẻ về chuyện học vấn rằng: “Việc học là vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta, trong đó có tiếng Anh. Các em hãy luôn ý thức được những gì bản thân đã và đang cố gắng mỗi ngày, phải trau dồi các kĩ năng bên cạnh việc chăm chỉ tập luyện bóng đá.

Bản thân thầy khi còn nhỏ không được may mắn như các em. Các em bây giờ được bác Đoàn Nguyên Đức (chủ tịch tập đoàn HAGL), bác Trần Thanh Hải (chủ tịch Nutifood) xây dựng Học viện với mục đích đào tạo các em thành những tài năng bóng và đạo đức.

Dù vậy, khi còn đá bóng thì thầy đã cố gắng theo học văn hoá và giờ đã tốt nghiệp thạc sĩ quản lý thể thao, có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp của FIFA... Nhờ những kiến thức được trào dồi và học hỏi mỗi, thầy có cơ hội thi đấu ở Anh, Malaysia, Singapore, Việt Nam, sau này làm huấn luyện các đội bóng quốc tế.

Thầy chia sẻ để hy mong các em cố gắng mỗi ngày trong việc học tập và tập luyện bóng đá. Đặc biệt phải giữ gìn kỷ luật thật tốt. Nếu buông thả thì trình độ, phong độ của các em sẽ khó duy trì tốt và lâu dài được”.

Kiatisuk tốt nghiệp thạc sĩ và ngôi trường Đại học đặc biệt ở Gia Lai Ảnh 1
HLV Kiatisuk tốt nghiệp thạc sĩ, nói rất giỏi tiếng Anh và tiếng Việt. Ảnh: HAGL

Kể thêm rằng, Kiatisuk trả lời Saostar thì nhận định: “Học ngoại ngữ khi thi đấu nước ngoài là vô cùng với cầu thủ. Vì cầu thủ cần có ngoại ngữ để giao tiếp, hiểu văn hoá và phục vụ tốt cho chuyên môn”.

Có thể thấy một trong những bí quyết giúp Kiatisuk thành công là sự học hỏi không ngừng ở ngoài sân cỏ. “Zico” được đông đảo khán giả Việt Nam yêu mến cũng đến từ tài năng, sự thân thiện và đặc biệt thông minh, trong đó có khả năng nói tiếng Việt rất giỏi.

Đến ngôi trường Đại học đặc biệt ở phố Núi

Ngày 14/1, có một câu chuyện rất ý nghĩa diễn ra ở phố Núi là 49 cầu thủ trẻ của HAGL và Học viện Nutifood đỗ Đại học. Các em sẽ trở thành tân sinh viên Đại học theo diện vừa học vừa tập luyện bóng đá.

Với bóng đá Việt Nam, câu chuyện cầu thủ vừa đá bóng vừa học là không phổ biến, còn được nuôi dạy đến Đại học và học ngoại ngữ thì chỉ có HAGL, Học viện Nutifood thực hiện. Thậm chí, có cầu thủ thi đấu chuyên nghiệp từng rơi vào diện mù chữ và quá trình theo đuổi bạn gái phải nhờ đồng đội nhắn tin hộ. Xa hơn là chuyện xuất ngoại, một trong những rào cản lớn nhất của cầu thủ Việt Nam là không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ. Điển hình là Đoàn Văn Hậu đến Heerenveen (Hà Lan) và thất bại vì không thể giao tiếp với đồng đội.

Trang bị tri thức cho cầu thủ là một chủ đề hết sức quan trọng với bóng đá Việt Nam nhưng không dễ để thực hiện. Ngay đến chuyện làm đào tạo bài bản thì nhiều CLB còn không mặn mà, do đó cho cầu thủ được học văn hoá thì càng khó.

Những vấn đề từ thực trạng chung của bóng đá Việt Nam cũng phản ánh rằng, cái tâm và tâm của những ông chủ như bầu Đức, bầu Hải là sự khác biệt quá lớn. Họ làm bóng đá theo quan điểm: Bóng đá không chỉ là chuyện đá bóng, các cầu thủ cần được dạy dỗ tử tế và trang bị tri thức để làm hành trang cho cuộc đời.

Hãy đặt trong một trường hợp cụ thể, một đứa trẻ theo đuổi bóng đá nhưng không thể trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, hoặc trôi dạt ở các sân chơi không chuyên nghiệp, sau đó bỏ bóng đá ở độ tuổi 26-30. Nếu không có sự trang bị kiến thức thì đứa trẻ coi như đánh mất gần 15-20 năm với trái bóng mà không nhận được gì. Ngược lại, tốt nghiệp cử nhân và nói giỏi ngoại ngữ thì có nhiều sự lựa chọn cho tương lai khi giấc mơ cầu thủ không thành. Nên nhớ, sự đào thải trong bóng đá là rất lớn, không phải ai cũng có thể chạm tay vào ước mơ.

Tôi thực sự rất tâm đắc với câu nói của bầu Đức về giáo dục và bóng đá. Ông nói với tôi rằng: “Cầu thủ phải được ăn học, phải tốt nghiệp Đại học và nói được ngoại ngữ. Nếu không thể trở thành cầu thủ giỏi thì các em sẽ là một công dân tốt cho xã hội”.

Kiatisuk tốt nghiệp thạc sĩ và ngôi trường Đại học đặc biệt ở Gia Lai Ảnh 2
Ngôi trường Đại học đặc biệt ở Học viện bóng đá HAGL.

Từ tiêu chí đào tạo độc nhất vô nhị kể trên thì bầu Đức có một ngôi trường Đại học rất đặc biệt ở phố Núi (Gia Lai). Đó là những lớp học được xây ngay tại Hàm Rồng. Điều đó mang đến hình ảnh ý nghĩa là các cầu thủ trẻ bắt đầu buổi sáng là cắp sách đến trường để học văn hoá, sau đó họ tập bóng đá và ban đêm học ngoại ngữ. Nhìn ra cả thế giới thì không có nơi nào làm đào tạo trẻ như HAGL, một điều hết sức ý nghĩa và tử tế của bóng đá.

Tri thức quan trọng với cầu thủ như thế nào? Câu trả lời chính là HLV Kiatisuk - một hình mẫu cho sự tài năng, chuyên nghiệp, thân thiện và đặc biệt rất giỏi về học thức, cũng chưa bao giờ có một điều gì để người hâm mộ có thể chê trách.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất