Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

'Gã điên' Pep Guardiola: Đẳng cấp hay chỉ là ăn may? ( Phần 2)

"Thành công nhưng không hẳn là thành công" của Pep tại Bayern đã trở thành một trong những đề tài nóng bỏng nhất trong những ngày đầu ông về dẫn dắt Manchester City, câu hỏi được đặt ra là nhà cầm quân người Tây Ban Nha có thực sự đẳng cấp hay chỉ là ăn may nhất thời?

Hãy tưởng tượng cảnh Mourinho và Benitez, những tín đồ của bóng đá thực dụng đang nhìn nhau trừng trừng trên bàn cờ, người này đi một nước, người kia suy nghĩ nửa tiếng lại đánh lại một nước thì một thanh niên 39 tuổi - Guardiola - bước đến, lật tung bàn cờ lên và nói: “Đây không phải là cách chơi cờ”.

Rồi từ đó, Guardiola lập ra một bàn cờ mới, khiến cả thế giới phải vò đầu bứt tai để giải. Từ sự thống trị của Barca, các hảo thủ của xứ Catalonia lên đội tuyển và giúp Tây Ban Nha thống trị thế giới. Suốt nửa thập kỷ từ 2008-2012, người ta kính ngưỡng cách chơi của Barca và tuyển Tây Ban Nha. Rồi từ kính ngưỡng, người ta học theo. Rồi từ đó, những biến thể của tiki-taka ra đời.

Thành công “nửa vời” tại Bayern có thể hiện đúng năng lực của Pep?

Từ Barca cho tới Bayern, nơi nào Pep cũng để lại dấu ấn, có thể nó mờ nhạt hơn so với kỳ vọng của tín đồ bóng đá về một HLV đã quá thành công ở CLB cũ, nhưng ít nhiều thì lối chơi mà vị chiến lược gia này áp đặt lên bất cứ đội bóng nào, nói “quyến rũ “ thôi thì chưa đủ, đó là đẳng cấp!

Hành trình ở Manchester liệu có dễ dàng với Pep?

Nhưng với những người trong cuộc, thực sự thành công nhường ấy của Pep là chưa đủ, việc cầm một đội quân với hàng loạt hảo thủ giỏi, rồi thành công thì chẳng thể nào vừa lòng được các nhà chuyên môn. Nhưng với một Manchester City thì khác, việc biến một đội bóng đang thèm khát danh hiệu, biến một gã nhà giàu nhưng không biết tiêu tiền như The Citizens thành một thế lực mới của bóng đá anh thì sẽ lại khác, sẽ rất khác!

“Pep khiến Bayern nhàm chán và chỉ ăn may với Barca” - Cựu thủ thành của Manchester United, Peter Schmeichel nhận xét trước thềm trận Derby thành Manchester ở mùa giải 2016 - 2017.

Theo cựu thủ môn của ĐT Đan Mạch, Pep đã “góp công” biến một đội bóng hấp dẫn như Bayern Munich trở thành một tập thể nhàm chán, chưa kể đã gặp may khi được huấn luyện một Barcelona quá mạnh.

“Pep đã rất ổn ở Bayern Munich”, Schmeichel cho biết. “Tôi phải dùng từ “ổn”. Theo ý kiến chủ quan của tôi, ông ấy đã biến một đội bóng rất tốt, rất hấp dẫn trở thành tập thể nhàm chán”.

“Trong khi Bayern ở mùa giải ăn ba trực diện hơn, có những cầu thủ nhanh hơn và thật hứng khởi khi xem họ chơi bóng, thì Pep lại khiến họ trở nên vòng vo hơn. Ông ấy đã thay đổi những cầu thủ, nhưng về mặt kết quả thì không phải bàn cãi”.

Peter Peter Schmeichel nhắc nhở Pep về hành trình cam go sắp tới tại Ngoại Hạng Anh

Cùng với Barca, Pep đã giành được vô số danh hiệu, có thể kể đến như 3 chức vô địch La Liga, 3 cúp nhà vua và 2 Champions League. Nhưng theo Schmeichel, Pep đã quá may mắn khi được huấn luyện Barca, bởi ở đó có những cái tên đẳng cấp như Messi, Xavi hay Iniesta.

“Pep đã tạo dựng được danh tiếng đáng kinh ngạc”, Schmeichel cho hay. “Những gì ông ấy đạt được cùng Barcelona thật tuyệt vời, những gì ông ấy làm cũng thật tuyệt. Nhưng Pep đã rất may mắn khi có những cầu thủ có thể đem triết lý của ông ấy vào thực tiễn”.

“Premier League thì như thể một loài động vật khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại của thế giới vậy. Nó cứ diễn ra liên tục và liên tục, khiến bạn có cảm giác như không có điểm dừng. Kể cả khi đã đến tháng ba và chỉ còn 12 trận đấu nữa, nhưng bạn vẫn có cảm giác nó sẽ không bao giờ kết thúc”, Schmeichel kết luận.

Tất cả những lời nhận xét trên, mặc dù đến từ vị trí của người ở phe đối thủ, nhưng tất cả là không sai một chút nào về sự khó khăn ở Ngoại hạng Anh mà bất cứ HLV nào cũng phải đối mặt.

Nhưng với một nhà cầm quân có đẳng cấp như Pep, mọi thứ sẽ càng khắc nghiệt hơn, khi trước mặt ông bây giờ không phải là những Schalke 04, Dormund hay Wender Bremen nữa, đó là những gã khổng lồ trong nhóm 'Big6' và những gã ngáng đường đầy khó chịu đến từ bất kỳ nơi nào trên bảng xếp hạng, đòi hỏi và kỳ vọng vào ông theo đó cũng sẽ cao hơn. Và thực sự kỳ vọng về sự thay đổi của The Citizens trên sân chơi cấp châu lục cũng cực kỳ lớn.

Bộ não của một thiên tài có giúp cho Pep chứng minh năng lực của mình tại Man City?

HÀNH TRÌNH THAY ĐỔI MANCHESTER CITY CỦA PEP GUARDIOLA

Ở thời điểm hiện tại mà còn bàn về cái hay của Man City trong tay Pep Guardiola, thiên hạ rất dễ ngán ngẩm: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Điều đáng nói là, không phải tự nhiên Pep thành công như vậy.

Mùa giải đầu tiên, Pep thất bại, trắng tay lần đầu tiên trong sự nghiệp huấn luyện. Có một chi tiết rất đáng lưu ý trong thất bại ấy: Sự thay đổi xoành xoạch trong đội hình xuất phát của Man City. Đến vòng 32 thì Man City đạt đến cột mốc làm giới quan sát thật sự kinh ngạc: Trở thành CLB Anh đầu tiên thay đổi đến 100 vị trí trong đội hình xuất phát giữa các trận đấu liền kề với nhau ở Premier League. Cũng ở thời điểm ấy, Chelsea chỉ mới thực hiện 31 sự thay đổi trong đội hình chính (và Chelsea chính là đội vô địch).

Như mọi người đã biết, Man City ổn định hơn hẳn trong 2 mùa giải ngay sau đó. Nhưng vấn đề không đơn giản đến mức người ta phải cố tìm ra một con số cụ thể nào đấy, đại khái nói lên rằng thay đổi bao nhiêu là vừa. Thay đổi là để tìm tòi, để cố hướng đến một công thức đẹp hơn. Và, như đã nói, cái sự vô cùng vô tận của môn bóng đá không cho phép người ta thực hiện sự thay đổi đến mức độ tối đa.

Pep Guardiola là một trong những HLV được đánh giá cao nhất hiện nay, vì thành tích và quan niệm của ông trong bóng đá.

Tất nhiên, cũng giống như bao đội bóng khác, Man City có Kevin De Bruyne tỏa sáng ở hàng tiền vệ, có Raheem Sterling tiến bộ chóng vánh trên hàng tiền đạo, hoặc có Ederson xuất sắc hơn Claudio Bravo trong khung thành. Nghĩa là, cũng phải có những ngôi sao cụ thể, ở từng vị trí cụ thể.

Nhưng Pep Guardiola hơn người ở chỗ, ông thành công bằng triết lý hơn là thành công với những ngôi sao cụ thể, trong từng vị trí cụ thể. Triết lý cao hơn chiến thuật. Hoặc triết lý làm nên cả một hệ thống chiến thuật. Trong hệ thống chiến thuật của Pep, sẽ không nảy sinh những “vấn đề nhỏ”, kiểu như De Bruyne nên đứng ở đâu, đá vai trò gì, như “vấn đề Pogba” ở M.U.

Phải chăng đấy chính là bài học rút ra từ hơn 100 lần thay đổi trong mùa giải đầu tiên thất bại?

Và hành trình thay đổi Manchester City từ một “gã nhà giàu” chưa quen với cách tiêu tiền hợp lý đã diễn ra như thế nào sau mùa giải trắng tay ấy?

 Còn tiếp

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thái Việt

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc