Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

85 giây kiếm 1 tỷ đô và vé xem ĐTVN

Hôm qua, truyền thông Thái Lan đã phát sốt với hình ảnh CĐV Việt Nam mua vé ở sân Mỹ Đình. Cảnh người thức trắng đêm mua vé, chen lấn, thất vọng vì hết vé tạo nên 'cơn sốt' mang tên ĐTVN. Chuyện tưởng vui nhưng ngẫm thì bi hài...

1. 1 tỷ USD là doanh thu của Alibaba sau 85 giây đầu tiên. Đó là số tiền thu về trong ngày hội mua sắm trực tuyến lớn nhất trong năm tại Trung Quốc của “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba vào ngày 11/11 (ngày hội độc thân).

Chỉ có vỏn vẹn 85 giây đã thu về 1 tỷ USD để thấy được sức mạnh của việc bán hàng trực tuyến của Alibaba lớn như thế nào trong ngày lễ độc thân. Theo đó, ngày hội giảm giá này thường có doanh thu vượt trội so với dịp Black Friday và Cyber Monday nổi tiếng của Mỹ.

Alibaba thu về 1 tỷ USD sau 85 giây. Ảnh: Getty

Sức mạnh của việc mua hàng trực tuyến là người mua chỉ cần vài cú click chuột trên smartphone hay máy tính. Người không còn chịu cảnh chen lấn, xếp hàng, tiết kiệm được nhiều thời gian.

2. Cũng trong ngày hôm qua, sân Mỹ Đình cũng trở thành tâm điểm của người hâm mộ Việt Nam với việc mua vé xem trận ĐTVN - Malaysia. Một “cơn sốt” thực sự khi nhiều người thức trắng đêm, chen lấn, xô đẩy, làm đủ mọi cách để có được tấm vé cổ vũ cho thầy trò HLV Park Hang Seo thi đấu ở AFF Cup 2018.

Người hâm mộ chen chúc mua vé ở sân Mỹ Đình.

9 nghìn vé là con số mà VFF bán trực tiếp ở sân Mỹ Đình. Mỗi người mua được phép sở hữu 4 vé, nếu ai khôn khéo có thể bồng bế con theo để mua được… 8 vé.

Nhìn từ cảnh tượng dòng người xếp hàng ở sân Mỹ Đình có thể thấy được người hâm mộ rất yêu ĐTVN. Thậm chí, nhiều người không mua được sẽ trả phí gấp 10 lần để mua lại từ vé chợ đen.

3. Vui vì dòng người xếp hàng mua vé cổ vũ ĐTVN nhưng bi hài thay khi mấy chục năm nay thì CĐV vẫn mãi mua vé theo kiểu xếp hàng. Trong thời đại mà Alibaba thu về 1 tỷ USD trong 85 giây từ việc bán hàng trực tuyến thì tại sao VFF không thay đổi cách bán vé?

Nhiều nền bóng đá bây giờ việc xếp hàng mua vé đã trở thành xa xỉ, tất cả đều được phân phối qua mạng. Chuyện cảnh tượng xếp hàng gần như chỉ thuộc về phạm trù cần PR, quảng bá sản phẩm.

Còn nhớ những năm trước cảnh tượng người dân xếp hàng mua vé tàu về quê ăn Tết đầy vất vả, bây giờ cảnh tượng đó không còn nữa khi vé được bán qua mạng. Vậy tại sao VFF vẫn duy trì hình ảnh CĐV đến sân Mỹ Đình xếp hàng, chen lấn để mua vé xem ĐTVN thi đấu?

Bao giờ mới chấm dứt cảnh ôm đầu ngao ngán vì xếp hàng, chen lấn mua vé xem ĐTVN?

Việc bán theo cách VFF chỉ “vỗ béo” cho “cò vé” đầu cơ trục lợi, tội nghiệp cho những người hâm mộ muốn mua vé vào sân nhưng bất lực, sau đó phải mua lại với các giá ngất ngưởng ở chợ đen.

Thực tế, điều này chỉ là một phần nổi của câu chuyện. Hình ảnh dòng người mua vé xem ĐTVN thi đấu còn xảy ra nhiều sự bi hài khác. Có những trận đấu của ĐTVN ở sân Thống Nhất từng thông báo bán 14 nghìn vé nhưng đến lúc diễn ra kín sân, tức vượt thêm 6 nghìn người, nhiều người có vé thật vẫn không thể vào sân. Có cả cảnh cảnh tượng đập cửa ầm ầm vì mất tiền mua vé nhưng không thể vào sân.

Câu hỏi đặt ra, 6 nghìn người vào sân bằng cách nào? Họ “đút” tiền cho bảo vệ, hay BTC in thêm vé để trục lợi? Hai khả năng đều có thể xảy ra, vì lượng vé bán ra chênh lệch quá lớn so với lượng người vào sân.

Trong thời đại 4.0, chuyện bán vé online để mang đến sự văn minh, công bằng là điều cần thiết. Làm như thế thì người hâm mộ cũng không cần phải thức trắng đêm, chen lấn, không bị côn đồ dọa nạt, giảm chuyện “cò vé” trục lợi.

Tại sao VFF không làm? Hay vẫn muốn duy trì cái gọi là quyền lực về vé bóng đá ở mỗi trận đấu thu hút của ĐTVN, dù nhiều năm nay cứ đến các trận đấu của ĐTVN thì mọi việc giống như đến hẹn lại lên, nào là thức trắng đêm, vật vã mua vé, chen lấn, phá cửa sân, trèo rào, “cò vé” lộng hành…

Tình yêu của người hâm mộ thực sự khổ với việc mua vé xem ĐTVN…

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tín hiệu vui của Hoài Linh
Ngọc Trinh đã trưởng thành?