Hiện tại, có nhiều nguồn tin trong rằng, dự án này đang trogn giai đoạn casting tuyển diễn viên.
“Truyện Kiều” là tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu, được viết dựa theo tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc. Qua hàng thập kỷ, Truyện Kiều vẫn được xem là một ”tượng đài” không thể thay thế. Và bản thân nó đã mang về cho mình rất nhiều kỷ lục thế giới.
Dưới đây là danh sách một loạt chi tiết thú vị mà ít người biết liên quan đến “Truyện Kiều”:
Là thi phẩm dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ.
Truyện Kiều hiện đang có tới 10 bản dịch khác nhau ra tiếng Pháp, như Abel des Michels (2 tập) in tại Paris 1884 - 1885, Thu Giang (Paris 1915), René Crayssac và Léon Masse (Hà Nội 1926), hoặc bản của Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện trong 28 năm (Hà Nội 1942), bản của Nguyễn Khắc Viện, Xuân Phúc - Xuân Việt, Lê Cao Phan, Lưu Hoài…
Là thi phẩm có nhiều người viết về phần tiếp theo nhất trên thế giới
Đặc biệt là tất cả các phần tiếp theo này đều được viết bằng thơ. Những bản truyện kế tiếp nổi tiếng nhất phải kể tới gồm: Đào Hoa Mộng ký của Mộng Liên Đình với khoảng 3.000 câu lục bát, Đào Hoa Mộng ký diễn ca của Hà Đạm Hiên với 1.910 câu lục bát (Hà Nội 1917), Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư với 3.296 câu (Sài Gòn 1972 và TP.HCM 2003), Đoạn trường nhất thanh của Trần Thanh Vân với 1.028 câu (Kiên Giang 1990)…
Là quyển sách duy nhất trên thế giới mà người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu
… mà câu chuyện này vẫn dễ hiểu, bởi nó như một cuốn phim chiếu ngược chiều. Cuốn Truyện Kiều đọc ngược đã từng được xuất bản bởi NXB Thanh Niên.
Là quyển sách duy nhất trên thế giới tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa - gọi là Văn hóa Kiều
Văn hóa Kiều có rất nhiều hình thức phong phú như bình Kiều vịnh Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều , bói Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, tập Kiều, hát nói tập Kiều…
Là quyển sách duy nhất trên thế giới có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượng Tập Kiều
Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượng Tập Kiều, đã thu hút thi sĩ văn nhân nhiều thế hệ tham gia từ thời Vua Tự Đức (1847) đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông… với hàng trăm thi phẩm đủ loại từ lục bát, ngũ ngôn, tứ tự, thất ngôn, đến văn tế, hoặc Tập Kiều để dịch Hán thi…
Cơ sở để minh chứng điều này là quyển Tập Kiều - một thú chơi tao nhã (1994) đã được tái bản tới 5 lần và về sau với nhan đề Thú chơi tập Kiều.
Là quyển sách duy nhất không phải viết ra để bói mà người dân vẫn dùng bói
Bói Kiều là một nét văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Đây là phương pháp xem bói dựa trên thơ Kiều của Nguyễn Du cùng với ni sư Giác Duyên và đạo cô Tam Hợp nhằm phán đoán những điều sắp xảy ra trong tương lai.
Sở dĩ “Truyện Kiều” trở thành một sách bói trong nhân gian không chỉ vì từng câu thơ, chữ nghĩa ẩn chứa số mệnh con người mà còn vì sự linh nghiệm sau mỗi lần gieo quẻ. Những đoạn đời gập ghềnh mà nàng Thúy Kiều phải trải qua được Nguyễn Du mô tả trong 3254 câu thơ lục bát ấy, nếu soi vào cuộc đời của mỗi người, thử hỏi có ai không ít nhiều gặp phải.
Là quyển sách được viết và đóng thành Truyện Kiều độc bản bằng chữ quốc ngữ nặng nhất ở Việt Nam
Quyển sách do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện, nặng 50kg, trên khổ giấy 1m x 1,6m, hiện trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Là thi phẩm có sách đề cập đến nhiều nhất với hàng trăm cuốn
Các cuốn sách bình giảng, phân tích… về “Truyện Kiều” nhiều không đếm xuể.
Là quyển sách gây nhiều giai thoại nhất
Những giai thoại về hoàn cảnh ra đời tác phẩm và đâu mới là bản gốc đầu tiên đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi.