Trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia đã tìm ra chủ nhân của vòng nguyệt quế thứ 18, giành lấy suất học bổng danh giá du học Úc - đó là Nguyễn Hoàng Cường (THPT Hòn Gai, Quảng Ninh).
Theo Trí thức trẻ đưa tin, tính đến hết năm thứ 17, Đường lên đỉnh Olympia đã có tất cả 50 trường trên toàn quốc có thí sinh tham dự trận chung kết năm. Trong đó 15 trường có thí sinh vô địch, 15 trường có thí sinh á quân và 29 trường có thí sinh giành hạng ba.
Đặc biệt, 2 ngôi trường chiếm tới 10 thí sinh tham gia trận chung kết: Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM và THPT Chuyên Quốc Học - Huế (mỗi trường 5 thí sinh).
5 lần học sinh Quốc học Huế mang cầu truyền hình trực tiếp về quê hương
THPT Chuyên Quốc Học - Huế có 2 thí sinh mang họ Hồ, đó là Hồ Ngọc Hân và Hồ Đắc Thanh Chương giành vòng nguyệt quế .
1. Nguyễn Nguyễn Thái Bảo - Nhì năm thứ 5 (2005): Thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình trực tiếp về cho Quốc học Huế là Thái Bảo. Cậu giành giải Nhì chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2005. Đến năm 2009, Thái Bảo trở thành Quán quân cuộc thi Rung chuông vàng. Anh tốt nghiệp loại giỏi ngành Bác sĩ Đa Khoa. Hiện tại, anh đang là bác sĩ kiêm giảng viên của ĐH Y Dược Huế.
2. Nguyễn Mạnh Tấn - hạng 3 năm thứ 8 (2008): Sau 3 năm, Nguyễn Mạnh Tấn là thí sinh thứ hai mang cầu truyền hình trực tiếp về Quốc học Huế và đoạt giải 3 chung cuộc năm thứ 8.
3. Hồ Ngọc Hân - Quán quân năm thứ 9 (2009): Hồ Ngọc Hân là gương mặt đầu tiên mang được vòng nguyệt quế Chung kết Đường lên đỉnh Olympia về Quốc học Huế. Đặc biệt cùng lúc Ngọc Hân trở thành thủ khoa khối B của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) năm 2009. Sau khi giành chiến thắng và nhận được suất học bổng tại ĐH Swinbune.
4. Thái Ngọc Huy - Nhì năm thứ 11 (2011): Là thí sinh thứ 4 mang cầu truyền hình trực tiếp về Quốc học Huế, Ngọc Huy đã mang về ngôi vị Á quân.
5. Hồ Đắc Thanh Chương - Quán quân năm thứ 16 (2016): Chàng trai lớp 11 chuyên Toán Hồ Đắc Thanh Chương, là thí sinh thứ 2 đoạt quán quân Olympia năm thứ 16 sau đàn anh Hồ Ngọc Hân. Thanh Chương giành chiến thắng ngoạn mục trong trận chung kết với 340 điểm, thành tích tốt nhất so với các đàn anh.
Ngôi trường có lịch sử dạy và học lớn bậc nhất cả nước
Trường Quốc học Huế (Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học) được thành lập ngày 23/10/1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái, giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo (Hiệu trưởng). Đây là ngôi trường THPT lâu đời thứ 3 tại Việt Nam (chỉ sau trường THPT Lê Quý Đôn TP.HCM và trường Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho) đồng thời được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng… đã từng theo học tại Quốc Học Huế. Với về dày lịch sử dạy và học hàng trăm năm, Quốc Học Huế được chọn để xây dựng thành một trong ba trường THPT chất lượng cao của Việt Nam.
Khuôn viên trường được nhận xét đậm chất thơ với những mảng tường cổ kính, nhiều cây xanh cổ thụ. Trong trường còn có tượng thạch cao của Nguyễn Sinh Cung (tên thuở niên thiếu của Bác Hồ).
Ngày nay, học sinh của trường Quốc học Huế vẫn đang nối tiếp thêm danh tiếng cho ngôi trường Quốc học Huế giàu tính lịch sử.
Được biết, cả ba khối lớp sẽ học toàn bộ các buổi sáng, các buổi chiều sẽ có một vài lớp học chuyên và học bộ môn thể dục.
Không chỉ là ngôi trường có bề dày thành tích, Quốc học Huế còn là một di tích lịch sử đẹp đáng để bạn tham quan. Tại đây, cổng trường mở thường xuyên nên bạn có thể vào thăm trường một cách tự nhiên.
Dưới đây là một số hình ảnh xinh đẹp của ngôi trường trăm năm tuổi này:
Nguồn ảnh: Traveloka