Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Những sự kiện giáo dục nào được gọi tên trong 'Liveshow Táo giáo dục và những người bạn' tại Táo quân 2019?

Hàng loạt vần đề nổi cộm trong giáo dục năm vừa qua đã được "Táo giáo dục" Chí Trung đưa ra như: Độc quyền xuất bản sách giáo khoa, nhầm lẫn chấm thi, 231 cái tát.

Táo Giáo dục ngay từ đầu khi xuất hiện đã có một màn “móc mỉa” táo Giao thông về vấn đề gia tăng các vụ tai nạn liên hoàn khi dừng đèn đỏ trong năm vừa rồi. Tuy nhiên, Táo Giao thông cũng chứng tỏ rằng mình “không phải dạng vừa đâu” khi ngay lập tức đốp chát lại bằng câu chuyện một số cán bộ ngành giáo dục “bay lắc” trong bar năm vừa rồi.

Và để đáp lại, Táo Giáo dục đã có một phát ngôn để đời: “Giáo viên bị cảm nhưng uống nhầm thuốc lắc”. Câu nói hài hước dí dỏm làm cả trường quay và khán giả ngồi trước màn hình bật cười nhưng cũng mang lại cảm giác sâu cay, thâm thúy vô cùng khi đá trúng vào câu chuyện suy đồi hình ảnh đạo đức trong ngành giáo dục trong năm vừa rồi với biết bao bê bối như giáo viên đi bar, hiệu trưởng quấy rối tình dục học sinh….

Tạm kết phần chào hỏi ấn tượng với sự can ngăn của Bắc Đẩu và Nam Tào, Táo Giáo dục tạm nhường sân khấu cho ba Táo còn lại và quay trở lại cực bất ngờ trong phần báo cáo của mình.

Lùm xùm Sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học

Tháng 11 vừa qua, Dự thảo Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy, trong đó có nội dung “sinh viên sư phạm bán dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học” đã gây nhiều tranh cãi.

Quy định xử lý sinh viên các trường đại học bán dâm trong Thông tư số 10/2016

Cụ thể, dưới thời của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận, Thông tư số 10 về quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy được ban hành, do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ký.

Tại phần phụ lục của Thông tư số 10 có quy định sinh viên tất cả các trường đại học trên cả nước nếu hoạt động mại dâm sẽ bị kỷ luật theo các mức: Lần 1 bị khiển trách, lần 2 cảnh cáo, lần 3 đình chỉ học có thời hạn, lần 4 bị buộc thôi học.

Thực tế quy định này đã tồn tại trong văn bản của Bộ GDĐT từ năm 2016. Hiện Bộ GDĐT rút dự thảo có nội dung gây tranh cãi, nhưng trong quy định cũ (đang có hiệu lực) vẫn còn nội dung này.

Nhầm lẫn chấm thi tại các tỉnh miền Bắc

Táo Giáo dục là người mở màn với câu nói vô cùng thâm thúy:

“1 cộng 1 có thể bằng 9, tùy thuộc vào ý chí của người chấm thi”.

“Thủ khoa không tự sinh ra hay mất đi, nó chỉ chuyển từ thằng này sang thằng khác.”

Có thể nói đây là vấn đề nổi cộm nhất trong toàn ngành giáo dục năm vừa rồi khi bê bối chấm thi ở hàng loạt các tỉnh thành bị phanh phui, điển hình là Hà Giang, Sơn La, nơi mà có em được nâng đến 9 điểm trên tổng bài thi của mình. Nói về vấn đề này, Nam Tào hóm hỉnh cho rằng hiện thực này giúp các em học sinh không còn lo lắng, áp lực khi vào phòng thi mà chỉ cần chời đợi bởi nhiều khi “các em có thể trở thành thủ khoa trong sự ngỡ ngàng của chính mình”.

Trong năm 2018, tại buổi công bố kết quả công tác kiểm tra việc gian lận thi cử THPT ở Hà Giang, đoàn công tác của Bộ GĐ&ĐT nêu rõ, có 330 bài thi được nâng điểm so với mức bình thường. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí là 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục trả lời báo chí Ảnh: Dân trí.

Người trực tiếp can thiệp vào kết quả của các thí sinh là ông Vũ Trọng Lương - Phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng, sở giáo dục Hà Giang. Cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, làm rõ, củng cố hồ sơ để xử lý các cá nhân liên quan.

Các tỉnh Sơn La, Hòa Bình cũng bị phát hiện có nhiều sai phạm liên quan đến sửa điểm của nhiều quan chức trong ngành từ cấp sở, phòng hoặc hiệu trưởng, hiệu phó các trường phổ thông…

Bạo lực học đường “lên ngôi”

Quỳ gối, tát má, uống nước giặt giẻ lau… là những từ khóa xuất hiện thành chuỗi nổi bật trong nhà trường năm 2018. Cuối tháng 1, ở Long An, một cô giáo tiểu học bắt học sinh quỳ gối đã “lĩnh” ngay sự trừng phạt của phụ huynh với yêu cầu tương tự.

Đến tháng 3, một phụ huynh ở Nghệ An cũng lao vào trường bắt cô giáo mầm non đang mang thai phải quỳ gối do nghi ngờ đánh con mình. Đầu tháng 4, tại Hải Phòng, một cô giáo trẻ đã bắt học sinh lớp 3 uống nước giặt giẻ lau bảng. Sau ngày 20/11, sự kiện rúng động “231 cái tát” đã xảy ra ở Quảng Bình: Cô giáo “chỉ đạo” cả lớp tát một học sinh lớp 6 tới mức phải nhập viện vì bị cho là nói bậy. Chưa kịp nguôi ngoai, ở Hà Nội lại nổi lên vụ cô giáo để trẻ lớp 2 tát bạn.

Học sinh Phương Anh bị cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương ép uống nước giẻ lau bảng do học sinh này nói chuyện riêng.

Vấn đề độc quyền xuất bản sách giáo khoa

Theo thông tin trên báo Tiền Phong, 20/9 đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT đã có mặt tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) để tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội liên quan đến độc quyền SGK. Nội dung kiểm tra là quy trình xuất bản, in ấn, phát hành SGK. Từ khâu biên tập đến khâu ra sách ngoài thị trường. Báo Tiền Phong đã có loạt bài dài kỳ về vấn đề độc quyền SGK của NXBGDVN, hầu hết các SGK đều không tái sử dụng được dẫn đến lãng phí cả ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Ngày 1/10, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo về vấn đề độc quyền xuất bản sách giáo khoa (SGK). Theo đó, ông cho biết, với quy định hiện hành thì Nhà xuất bản Giáo dục là đơn vị duy nhất được giao xuất bản SGK. Từ cuối năm 2017 đến nay, Bộ Giáo dục đã phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông cấp phép thêm 5 nhà xuất bản được tham gia xuất bản SGK và sẽ tiếp tục xem xét mở rộng cấp phép.

Về tỷ lệ chiết khấu SGK của NXB Giáo dục, ông Nhạ khẳng định: “SGK là mặt hàng thuộc diện quản lý giá của Nhà nước và được trợ giá, có tỷ lệ chiết khấu khi phát hành từ 20-25%, thấp hơn mức trung bình so với tỷ lệ chiết khấu các loại sách khác là từ 35-40%”. Bộ trưởng cũng cho biết, hiện tỷ lệ tái sử dụng SGK khoảng 35%. Bộ Giáo dục đã có văn bản yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh không làm bài tập trực tiếp vào SGK để nhắc nhở, rèn các em ý thức giữ gìn đồ vật, tài sản.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tùng Chi

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc