Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Đồng nghiệp và sinh viên tiếc nuối khi GS Trương Nguyện Thành rời Việt Nam vì không đủ chuẩn làm Hiệu trưởng

Mỹ Thanh (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Những giờ qua, câu chuyện quanh việc không công nhận chuẩn hiệu trưởng cho GS Trương Nguyện Thành đã nhận được sự quan tâm của giới trí thức trong nước. Tiếc nuối, bức xúc là cảm xúc của nhiều người khi đón đọc những thông tin về việc này.

Mới đây, GS.Trương Nguyên Thành nguyên Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen đã viết bức tâm thư gửi đến những người dành nhiều tình cảm và sự hỗ trợ dành cho ông trong suốt thời gian ông còn làm Hiệu trưởng trường này.

Vị 'Giáo sư quần đùi” chia sẻ: “Theo quy trình công nhận vị trí Hiệu trưởng của luật Giáo dục Đại học thì tôi chưa đạt đủ tiêu chuẩn 5 năm kinh nghiệm quản lý khoa/phòng của một cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Do đó bộ và sở GD&ĐT không đủ cơ sở để đề xuất UBND TP công nhận vị trí Hiệu trưởng của tôi.

Hơn một năm qua khả năng lãnh đạo, điều hành, và quản lý một trường đại học của tôi trong cương vị Phó Hiệu trưởng Điều hành như thế nào thì toàn thể giảng viên, nhân viên, kể cả sinh viên ở ĐH Hoa Sen đã biết. Hội đồng Quản trị của ĐH Hoa Sen đề cử tôi vào vị trí Hiệu trưởng với số phiếu 16/18 (2 phiếu trắng) một phần nói lên sự tín nhiệm vào khả năng của tôi. Còn việc công nhận vị trí Hiệu trưởng của một trường đại học tư thục là theo luật Giáo dục đại học của Việt Nam, tôi không có ý kiến”, ông Thành viết.

Đã có đề xuất để ông tiếp tục giữ vị trí Phó Hiệu trưởng đến khi hội đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên ông đã không đồng ý. GS Thành giải thích: “Trong năm qua tôi đã xây dựng được khá nhiều nền tảng cho các chiến lược dài hạn tại ĐH Hoa Sen. Tuy nhiên người Hiệu trưởng nào cũng có chiến lược phát triển riêng của mình và cần những người Phó Hiệu trưởng có khả năng chia sẻ và triển khai những chiến lược này. Do đó tốt hơn là để người Hiệu trưởng mới của Hoa Sen có cơ hội phát triển trường theo hướng riêng của mình dựa trên những nền tảng ấy”.

Cuối cùng GS Thành bày tỏ sự tiếc nuối: “Tôi quyết định tạm gác giấc mơ đóng góp cho phát triển giáo dục đại học Việt Nam tại đây và quay trở lại giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Utah”.

GS Trương Nguyện Thành.

Biến tin GS Thành quay về Mỹ, trên trang cá nhân của ông, nhiều đồng nghiệp đã bày tỏ sự tiếc nuối trước việc ông trở về Mỹ. PGS-TS Nguyễn Đức Nghĩa - nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng từ chủ trương trải thảm đỏ, săn đón, đề ra nhiều chính sách thu hút chuyên gia, trí thức Việt kiều về nước đóng góp cho sự phát triển của đất nước đến hành động thực tế vẫn còn một khoảng cách xa. Câu chuyện GS Trương Nguyện Thành không được công nhận chuẩn hiệu trưởng là một ví dụ.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thăng Long - giảng viên ĐH RMIT, việc các cơ quan chức năng nêu lý do hiện chưa có quy định và tiêu chí để xác định mức độ tương đương cấp phòng, khoa của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam để không đồng ý bổ nhiệm GS Thành làm Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen không chỉ hạn chế một tài năng muốn đóng góp cho giáo dục nước nhà, mà còn cho thấy chủ trương khuyến khích nhân tài người Việt về Việt Nam đóng góp chỉ là “nói cho vui”.

TS Phạm Hiệp - nhà nghiên cứu giáo dục - thì cho rằng Luật Giáo dục Đại học từ năm 2012 của Việt Nam đã lỗi thời và không bắt kịp thực tế. Sự cứng nhắc đã làm mất người tài.

“Tôi cho đây là một việc vi phạm tự chủ hoạt động của nhà trường; nhất là ĐH Hoa Sen là 1 ĐH tư, hoàn toàn hoạt động bằng học phí và tiền của cổ đông. Một khía cạnh tự chủ tưởng như quá đơn giản, quá nhỏ thế này mà không xử lý được thì đừng mong làm việc gì phức tạp hơn như quốc tế hóa, trách nhiệm giải trình hay 4.0”- TS Phạm Hiệp nêu quan điểm về sự việc của GS Trương Nguyện Thành.

GS Trương Nguyện Thành cùng sinh viên Trường ĐH Hoa Sen. Ảnh: Báo Thanh Niên

Trước việc này, bạn Nguyễn Thành một sinh viên ĐH Hoa Sen bày tỏ tiếc nuối: “Mặc dù quãng thời gian qua là ngắn ngủi, nhưng phong cách và cách truyền thụ kiến thức của thầy khiến em không thể nào quên, đó sẽ là 1 ký ức đi theo em suốt cuộc đời. Em vẫn nhớ lần đầu gặp thầy, khi thầy mặc chiếc quần đùi và áo rách lên thuyết trình, sau đó dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều về cách dạy này của thầy. Nhưng bản thân em thấy đó là một cách rất hiện đại”.

Đồng quan điểm, sinh viên Nguyễn Hoa bày tỏ: “Khi nghe tin này em thực sự cảm thấy hụt hẫng và nuối tiếc vô cùng. Đáng lẽ bộ GD&ĐT phải là cơ quan tạo mọi điều kiện hay 'thảm đỏ' để người tài có điều kiện thuận lợi nhất được cống hiến cho tổ quốc. Cảm ơn thầy vì tất cả những điều thầy đã làm và tâm huyết xây dựng”.

GS Trương Nguyện Thành trong một hoạt động của ĐH Hoa Sen. Ảnh Facebook

Trên mạng xã hội những giờ qua, nhiều người bày tỏ sự thất vọng. Vì một tiêu chuẩn trong quy trình công nhận chức danh hiệu trưởng đã cản bước tập thể một trường đại học chọn vị hiệu trưởng mà mình mong muốn. Nhiều người cũng bày tỏ mong muốn GS Trương Nguyện Thành tiếp tục ở lại Việt Nam cống hiến, không nhất thiết phải làm hiệu trưởng.

Tuy nhiên, GS Trương Nguyện Thành vẫn quyết tâm ra đi. Trên trang cá nhân, ông vừa chia sẻ thêm một bức thư chia tay với nhan đề: “Tạm biệt giấc mơ đóng góp cho phát triển giáo dục đại học Việt Nam”. Thư có đoạn: “Có người đề xuất tôi tiếp tục giữ vị trí phó hiệu trưởng đến khi hội đủ tiêu chuẩn. Trong năm qua, tôi đã xây dựng được khá nhiều nền tảng cho các chiến lược dài hạn tại ĐH Hoa Sen. Tuy nhiên, hiệu trưởng nào cũng có chiến lược phát triển riêng của mình và cần những phó hiệu trưởng có khả năng chia sẻ, triển khai những chiến lược này.

Do đó, tốt hơn là để hiệu trưởng mới của ĐH Hoa Sen có cơ hội phát triển trường theo hướng riêng của mình dựa trên những nền tảng ấy. Tôi quyết định tạm gác giấc mơ đóng góp cho phát triển giáo dục đại học Việt Nam tại đây và quay trở lại giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Utah. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn. GOOD BYE VIETNAM”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Mỹ Thanh (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc