Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Đổi mới thi THPT Quốc gia trên máy tính: Những mặt tích cực và hạn chế…

Yến Nguyễn (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Phương án thi THPT quốc gia trên máy tính sau năm 2020 vừa được Bộ GD&ĐT báo cáo hiện đang nhận được nhiều ý kiến quan tâm của dư luận.

Những mặt tích cực…

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, GD-ĐT cho rằng đây là những bước đi tiếp theo trong lộ trình dài hơi đổi mới thi cử theo hướng tiệm cận với xu hướng kiểm tra, đánh giá của thế giới.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định việc đổi mới hình thức thi theo hướng áp dụng công nghệ không phải để gây khó thêm, mà làm cho chính xác hơn, gọn nhẹ hơn và triển khai quá trình thi tốt hơn. Trong đó, việc ứng dụng CNTT, tổ chức thi trên máy tính là xu hướng tích cực.

Theo Gia đình & Xã hội thông tin, ngay từ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội đã được thí sinh đón nhận một cách tích cực với số lượng lớn thí sinh dự thi vào mỗi đợt. Ưu điểm của kỳ thi cũng được nhận diện bởi thí sinh, phụ huynh cảm thấy thoải mái khi tham dự.

Đổi mới thi THPT QG trên máy tính hiện vẫn đang nhận được nhiều ý kiến của dư luận

Bên cạnh đó, một số thí sinh từng dự thi kỳ thi trên máy tính đưa ra so sánh: So với kỳ thi tổ chức tập trung đông và thi trên giấy, kỳ thi trên máy tính thuận lợi hơn rất nhiều, được tổ chức trong phòng máy tính hiện đại, có máy lạnh, rất sạch sẽ, quá trình thi ngắn gọn, biết điểm nhanh… Bớt hẳn nhiều khâu rườm rà của kỳ thi trên giấy như: Phát đề, điền số báo danh, thu bài, hàng loạt công đoạn sau khi chấm thi như rọc phách, chấm điểm… vì thế đã nảy sinh nhiều sự cố nặng nề trong những năm gần đây.

Đổi mới thi THPT trên máy tính trong tương lai được hứa hẹn có nhiều ưu điểm, đánh giá đúng năng lực của học sinh và rất công bằng, khách quan (như đã thực hiện tại các nước, được áp dụng tại ĐH Quốc gia Hà Nội).

Những bất cập khiến nhiều người băn khoăn…

Các chuyên gia cũng kiến nghị Bộ cần tính toán thận trọng các bước đi hợp lý để đảm bảo quyền lợi và công bằng của học sinh ở mọi vùng miền.

Bên cạnh đó, hàng loạt câu hỏi về vấn đề được nêu ra đang cần Bộ GD-ĐT giải đáp thấu đáo và thuyết phục thì xã hội mới có thể an tâm. Đó là hằng năm có gần 1 triệu thí sinh dự thi, có đủ máy tính cùng loại cho thí sinh thi; địa điểm đặt ở đâu để đảm bảo tính khả thi, an toàn khi dự kiến tổ chức nhiều đợt thi/năm với thí sinh cả nước; ngân hàng câu hỏi; năng lực của người tổ chức kỳ thi?

Ngay cả nhận định việc thi trên máy tính được kỳ vọng sẽ hạn chế tối đa việc gian lận, nhưng nhiều người cũng chưa yên tâm. Với hình thức thi trên máy tính thực tế cũng đã xảy ra gian lận như việc phòng thi có nhiều giám thị, có cả camera, thí sinh vô thi ngồi… rê chuột, làm động tác giả, sau đó có người… làm hộ! Vì vậy, việc thi trên máy nếu làm không nghiêm túc thì tiêu cực còn dễ xảy ra hơn so với thi trên giấy.

Theo Zing.vn ghi nhận ý kiến của ông Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhất trí với đề xuất phương án thi của Bộ GD&ĐT, cần phải điều chỉnh sớm thi trên giấy sang máy tính. Tuy nhiên, ông cho rằng phải căn cứ hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương và đến năm 2025 chưa thể thi toàn bộ trên máy tính.

Theo ông Phương, ngân hàng đề thi là vấn đề khó nhất. Việc kiểm định độ khó và tin cậy của câu hỏi rất phức tạp. Đây là vấn đề trọng tâm, Bộ GD&ĐT cần đầu tư thêm nhiều năm nữa, trước khi chuẩn hóa đưa vào triển khai.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV