Nguy cơ thất nghiệp và bị đào thải
Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng mà máy tính, tự động hóa và con người cùng nhau làm việc theo cách mới. Máy móc được kết nối vào hệ thống máy tính, các hệ thống này sử dụng thuật toán machine learning để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít, thậm chí không cần sự can thiệp từ con người.
Hiện Cách mạng 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, một phần Châu Á. Không thể phủ nhận những cơ hội vàng mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại nhưng nó cũng đặt ra cho nhân loại những thách thức lớn. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, năng suất lao động sẽ tăng lên nhưng sẽ có vô số lao động bị dư thừa, thất nghiệp hoặc bị đào thải, đặc biệt là lao động chân tay, lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp.
Sinh viên chọn ngành gì?
Dưới đây là một số gợi ý của các chuyên gia dành cho các bạn học sinh khi đứng trước sự lựa chọn ngành nghề:
Công nghệ thông tin
Với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu, công nghệ thông tin sẽ là nhóm ngành then chốt trong kỷ nguyên mới, đào tạo những kỹ sư phát triển phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm robot, chuyên gia an ninh mạng, chuyên gia bảo mật thông tin, kỹ sư phát triển Internet di động, chuyên gia phân tích dữ liệu… Đặc biệt, phạm vi làm việc của ngành sẽ mở rộng ra tất cả các lĩnh vực từ truyền thông đến tài chính, thương mại, giải trí…
Điện tử truyền thông
Cùng với ngành công nghệ thông tin, điện tử truyền thông là một trong hai ngành kỹ thuật mũi nhọn tạo ra cơ sở hạ tầng kết nối, trao đổi, thu thập, lưu trữ và xử lý nguồn thông tin khổng lồ của Thế giới số. Về phương diện giáo dục, đây được xem là 2 ngành học “đầu tàu” được chú trọng đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng trên khắp cả nước.
Du lịch - khách sạn
Đối với những ngành dịch vụ thụ hưởng cuộc sống như du lịch - khách sạn, robot chưa thay thế được vai trò của con người. Theo con số thống kê, mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch. Vì vậy, sinh viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp ra trường tự tin nói không với thất nghiệp.
Thiết kế, nghệ thuật
Mặc dù trí thông minh nhân tạo có những thành tựu vượt bậc nhưng tư duy và sáng tạo vẫn bị hạn chế. Trong khi đó bản chất đặc thù của khối ngành thiết kế, nghệ thuật lại là sự sáng tạo không ngừng. Vì vậy đối với những khối ngành này, robot rất khó có thể thay thế con người.
Bên cạnh đó, một số ngành khác như Luật kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý Nhà nước… cũng ít chịu sự ảnh hưởng từ cách mạng 4.0. Những gợi ý trên chưa phải là tất cả nhưng đây là những ngành nghề được dự đoán sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên mới.
Giáo dục tiên phong “đón đầu” CMCN 4.0
Cuộc cách mạn 4.0 đang “sáp nhập” thế giới thực và ảo. Điều này đặt ra thách thức lớn, buộc các trường đại học phải thay đổi cách đào tạo để sinh viên thích ứng được với thời cuộc. Giáo dục thế giới nói chung, giáo dục Việt Nam nói riêng đứng trước một cuộc cách mạng.
Hiện nay, nhiều trường đại học trên khắp cả nước, đơn cử như trường Đại học Kinh Bắc (TP Bắc Ninh) đã nhanh chóng thay đổi tư duy, đổi mới chương trình và phương thức đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế để sinh viên ra trường không chỉ có việc làm mà còn phải tạo ra những “công dân toàn cầu có năng lực tư duy đổi mới và sáng tạo, đủ tố chất để lĩnh hội các kỹ thuật tiên tiến trong kỷ nguyên cách mạng số”.
Kết luận
Chọn đúng ngành đã quan trọng, nhưng rèn luyện bản thân để đáp ứng được yêu cầu cao của công việc trong cuộc cách mạng 4.0 càng quan trọng hơn. Sinh viên phải tự chủ động trang bị kĩ năng như thành thạo ngoại ngữ, chuyên môn vững vàng, tác phong công nghiệp…để sẵn sàng trở thành những công dân toàn cầu.