Từ lâu nhiều người cứ ngỡ rằng toán Tiểu học bao gồm những phép tính toán cơ bản cộng, trừ, nhân, chia hay cao cấp nhất cũng là những bài toán mà học sinh phải trải qua 2 – 3 bước làm là có thể cho ra được kết quả. Thế nhưng thực tế hiện tại là không hẳn như vậy.
Nhiều giáo viên hiện nay nắm được thực trạng phụ huynh hay học sinh có thể lên mạng để tham khảo kết quả đã cho ra đời những dạng toán tư duy logic, đòi hỏi bản thân người học phải tự thân vận động mới mong có được kết quả tốt nhất. Và mới đây nhất, thêm một bài toán Tiểu học tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng lại khiến nhiều người tỏ ra hoang mang tột độ.
Cụ thể một bà mẹ Trung Quốc có cậu con trai Taotao đã vô cùng bất ngờ trước một bài toán trong vở bài tập của con trai. Taotao vốn là một cậu bé nghịch ngợm và có học lực ở mức trung bình, mẹ của Taotao cũng không quá giỏi nhưng với bài toán đơn giản trong tập của con trai thì bà thừa sức biết được đáp án.
Cụ thể, đề bài cho là “1,2 + 6,8 = ?”. Đứa trẻ thực hiện một công thức hàng dọc bên dưới câu hỏi và viết: 1,2 + 6,8 = 8. Thế nhưng câu trả lời của nam sinh lại bị cô giáo cho là sai và gạch chéo vào phần bài làm. Cho rằng giáo viên cố tình đánh sai con mình nên bà mẹ đã nhắn tin để hỏi chuyện, và lời giải sau đó mới thật sự khiến nhiều người bất ngờ.
“Chào quý phụ huynh, đáp án chính xác của câu hỏi này là 8,0, vì là phép tính theo cột nên không thể bỏ số 0 sau dấu thập phân. Toán học phải có tính chặt chẽ, và trẻ em phải có một tư duy logic nhất định khi học toán”, cô giáo giải đáp thắc mắc cho mẹ Taotao.
Lời giải thích này vẫn không thể nào thỏa lấp được nỗi uất ức từ phía bà mẹ này. Người này cho rằng, chính giáo viên mới là người thiếu sót khi nếu bắt buộc học sinh phải giữ nguyên một chữ số thập phân thì tại sao không yêu cầu ở đề bài. Cư dân mạng sau đó cũng có những màn tranh cãi nảy lửa liên quan đến bài toán.
- “Những cái nhỏ nhặt như thế này mà vẫn chấm sai thì quả thật hơi nặng tay”.
- “Mình thấy dù gì đi nữa thì học sinh cũng ra được đáp án đúng rồi, nên thông cảm và nhắc nhở thay vì gạch sai như thế”.
- “Rồi sau này ra chợ mua đồ mà gặp tình huống này thì đòi đâu ra số 0 nhỉ?”.
- “Biết là cần phải tập cho học sinh tính tỉ mỉ ngay từ khi còn bé nhưng không nhất thiết phải đúng 100%, đặc biệt là trong trường hợp này”.
Hiện bài toán này vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi dữ dội trên nhiều diễn đàn mạng xã hội và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trước đó một bài toán Tiểu học tại Trung Quốc cũng đã gây tranh cãi. Cụ thể đề của bài toán này như sau: “Có 4 căn nhà, mỗi nhà có 4 con thỏ. Hỏi có tổng cộng bao nhiêu con thỏ trong bức hình”.
Không cần suy nghĩ gì nhiều, cô học trò sau đó đã đưa ra đáp án là “4 x con thỏ”. Có lẽ ngay cả chúng ta thì đáp án đưa ra cũng sẽ là 16 bởi 4 nhà, mỗi nhà có 4 con thỏ thì phép tính nhân 4 x 4 sẽ cho ra kết quả 16. Tuy nhiên cô giáo chấm bài đã gạt bỏ đáp án này và bài kiểm tra của nữ sinh chỉ nhận được 95/100 điểm.
Vốn là một học sinh giỏi trên lớp nên kết quả này khiến cô bạn nhỏ vô cùng ấm ức, đẹp chuyện này nói với bố mẹ. Phụ huynh của cô nàng cũng đã gọi điện thoại cho cô giáo để làm cho “ra ngô ra khoai” sự việc. Tuy nhiên lời giải thích của cô giáo đã khiến phụ huynh chỉ còn biết im lặng:
“4 căn nhà, mỗi nhà có 4 con thỏ. Nên số thỏ trong nhà là 16 con. Tuy nhiên, phải tính thêm con thỏ đang nói chuyện bên ngoài. Tức là có 16 + con”.
Đây thực chất không phải là một bài toán nhân thông thường mà lại là câu hỏi mẹo. Nếu chỉ tính số con thỏ trong nhà thì đáp án là 16, tuy nhiên đề bài lại yêu cầu tính số con thỏ trong bức hình thì số lượng thỏ phải cộng thêm 1.