Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

700 du học sinh 'mất tích' tại Nhật Bản, trong đó có nhiều sinh viên người Việt

Thy (tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Trường đại học phúc lợi xã hội Tokyo (Nhật Bản) vừa phối hợp cùng cơ quan chức năng điều tra vụ việc 700 du học sinh, trong đó có 30 sinh viên Việt Nam ngừng học ở trường, mất liên lạc trong một năm qua.

Theo Tuổi trẻ, hãng tin Kyodo dẫn thông tin từ trường cho biết những sinh viên trên mất tích kể từ sau các lớp dự bị hồi tháng 4/2018. Một số thị thực của 700 sinh viên trên đã hết hạn.

Trong số các sinh viên mất tích có sinh viên Việt Nam, Nepal, Trung Quốc học tại cơ sở Princes thuộc phía bắc Tokyo và đã bị đuổi học.

Trường đại học Phúc lợi xã hội Tokyo

Theo đó, thông tin từ GNU cho biết, 30 sinh viên trên nằm trong nhóm 300 du học sinh Việt Nam đăng ký chương trình học tiếng Hàn tại trường. Tuy nhiên, nhóm này không theo học một năm nay.

Lãnh đạo nhà trường thông tin: “Một số sinh viên Việt Nam trong khóa học ngôn ngữ đã ngừng việc học. Nhưng nhóm này cũng không bỏ theo nhóm. Nhà trường đã mất liên lạc và không nhận được bất cứ cuộc gọi nào từ họ“.

Được biết, đại học Phúc lợi xã hội Tokyo được thành lập năm 2000 và hiện có bốn cơ sở. Tính đến giữa năm ngoái, trường này có khoảng 8.000 sinh viên theo học, trong đó có 5000 người là du học sinh. Các sinh viên này có thị thực để ở lại Nhật Bản học tập.

Trường đại học phúc lợi xã hội Tokyo cho biết, trường rất lấy làm tiếc về việc các sinh viên nghỉ học hoặc mất liên lạc và cho biết sẽ có các biện pháp xử lý, phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, Đài NHK đưa tin ngày 16/3.

Chia sẻ với báo chí, đại diện nhà trường cho biết:” Hiện trường và Bộ Tư pháp Nhật đang tiến hành mở một cuộc điều tra mở rộng để tìm hiểu vấn đề. Trong thời gian tới, trường sẽ tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thy (tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất
Di Động Việt: Hình thức mua hàng trả chậm không mới