Toán học luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục của bất kỳ một quốc gia nào. Bên cạnh việc sử dụng toán trong đa số hoạt động thường nhật thì môn học này còn là tiền đề cơ bản để giúp phát hiện, bồi dưỡng ra những nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì thế nên môn học này luôn được chú trọng ngay từ những cấp học nhỏ nhất.
Tuy nhiên hiện nay, những bài toán ở lớp nhỏ chưa chắc đã đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Một số phụ huynh thậm chí còn không giải được các bài toán này, điển hình như trường hợp vừa được chia sẻ tại Trung Quốc ít ngày gần đây.
Theo đó mới đây, một bài toán tiểu học tại Trung Quốc đã gây tranh cãi. Cụ thể đề của bài toán này như sau: “Có 4 căn nhà, mỗi nhà có 4 con thỏ. Hỏi có tổng cộng bao nhiêu con thỏ trong bức hình”.
Không cần suy nghĩ gì nhiều, cô học trò sau đó đã đưa ra đáp án là “4 x con thỏ”. Có lẽ ngay cả chúng ta thì đáp án đưa ra cũng sẽ là 16 bởi 4 nhà, mỗi nhà có 4 con thỏ thì phép tính nhân 4 x 4 sẽ cho ra kết quả 16. Tuy nhiên cô giáo chấm bài đã gạt bỏ đáp án này và bài kiểm tra của nữ sinh chỉ nhận được 95/100 điểm.
Vốn là một học sinh giỏi trên lớp nên kết quả này khiến cô bạn nhỏ vô cùng ấm ức, đẹp chuyện này nói với bố mẹ. Phụ huynh của cô nàng cũng đã gọi điện thoại cho cô giáo để làm cho “ra ngô ra khoai” sự việc. Tuy nhiên lời giải thích của cô giáo đã khiến phụ huynh chỉ còn biết im lặng:
“4 căn nhà, mỗi nhà có 4 con thỏ. Nên số thỏ trong nhà là 16 con. Tuy nhiên, phải tính thêm con thỏ đang nói chuyện bên ngoài. Tức là có 16 + con”.
Thì ra đây thực chất không phải là một bài toán nhân thông thường mà lại là câu hỏi mẹo. Nếu chỉ tính số con thỏ trong nhà thì đáp án là 16, tuy nhiên đề bài lại yêu cầu tính số con thỏ trong bức hình thì số lượng thỏ phải cộng thêm 1.
Ngay sau khi được chia sẻ, câu hỏi này đã thu hút sự quan tâm từ phía dân mạng. Đa phần trong số này đều tỏ ra đồng tình trước cách lý giải của cô giáo, đồng thời cho rằng việc học sinh sớm tiếp cận với những dạng toán tư duy thế này sẽ giúp con trẻ nhanh chóng phát triển vượt bậc, đồng thời có thể hình thành được khả năng nhạy bén, quan sát xung quanh ngay trong chính cuộc sống hằng ngày.