Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

35% thí sinh bỏ xét tuyển đại học 2022: Có bất thường?

Năm nay, hơn 325.000 thí sinh (chiếm gần 35%) không nhập nguyện vọng xét tuyển vào đại học năm 2022.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến 17h ngày 20/8 - hạn cuối để đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022, tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng là 616.044 (với tổng số lượng nguyện vọng là 3.094.572). Trong khi tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 là 941.760 em.

Như vậy, năm nay có đến 325.716 em không nhập nguyện vọng lên hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc các thí sinh này đã bỏ việc xét tuyển đại học đợt 1 năm 2022.

35% thí sinh bỏ xét tuyển đại học 2022: Có bất thường? Ảnh 1

Trao đổi với VietNamNet, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng khá bất ngờ với con số này. Tuy nhiên, theo ông Đức, đây lại là tín hiệu tích cực. Bởi điều này cho thấy các bạn trẻ đã có định hướng rõ ràng hơn tương lai của mình.

“Vào đại học và có bằng đại học đâu phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Hiện nhu cầu thợ lành nghề đang rất cao nên nếu thấy năng lực không phù hợp học đại học mà phù hợp với học nghề hơn thì việc xác định và đăng ký học nghề ngay từ đầu cũng là một lựa chọn tốt”, GS Nguyễn Đình Đức cho biết. 

Một chuyên gia về giáo dục đại học khác cho rằng việc chỉ khoảng hơn 610.000 trên tổng số gần 1 triệu thí sinh tốt nghiệp THPT đăng ký vào đại học là việc bình thường, khi các em có những tính toán, định hướng khác sau khi biết điểm thi. Theo vị này, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc này là năm nay thí sinh biết điểm thi tốt nghiệp THPT mới đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

“Mọi năm, do việc đăng ký nguyện vọng “mò” trước khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT cũng khiến thí sinh thiếu căn cứ và có thể nói cứ đăng ký ào ào. Năm nay, khi Bộ GD-ĐT điều chỉnh việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển sau khi có điểm thi cũng giúp thí sinh định hình được cơ hội vào đại học hay không của mình rõ hơn”, vị này nói.  

Theo vị này, một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới điều này là năm nay khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hơn 2 năm trước cũng tạo điều kiện để các học sinh du học nhiều hơn. Đây cũng là yếu tố khiến lượng thí sinh nhập nguyện vọng thấp hơn so với đăng ký ban đầu.

“Năm nay, với diễn biến của việc tuyển sinh như vậy, chính ra lại tiết kiệm cho xã hội, cả công sức lẫn tiền bạc”, vị này nói.

 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vietnamnet

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất