Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Xót xa cảnh học sinh miền núi bé tí tẹo ăn hết cả âu cơm trắng to đùng mà vẫn đói cồn cào vì thiếu chất

Vương Phi (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Bữa ăn chỉ toàn màu trắng lạnh lẽo của cơm gạo, vàng nhạt của mèn mén ngô xay, hay ngà ngà của gạo trộn mèn mén. Trên nắp âu cơm có nhúm màu đen, trông như thịt xay. Tuy nhiên, cô giáo bảo, đó là đậu tương thối đem rang. Cả điểm trường với mấy chục học sinh, tuyệt nhiên không có miếng thịt nào.

Xót xa bữa cơm chỉ nhìn thấy màu trắng của cơm gạo

Dịp cận Tết Nguyên đán vừa qua, cư dân mạng từng lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh bữa ăn toàn cơm trắng với mì tôm của học sinh miền núi tỉnh Điện Biên. Rất nhanh sau khi chia sẻ, clip này đã nhận được hàng chục nghìn lượt thích và bình luận. Bữa ăn chỉ có mì tôm của các em khiến ai nhìn vào cũng cảm thấy xót xa. Vậy mà ngần ấy vẫn chưa phải là cùng cực. Ở xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, tại điểm trường Ký Thì, bữa ăn của các em còn kham khổ hơn thế.

Bữa ăn không thể đạm bạc hơn của các em học sinh. Ảnh: Đời sống Việt Nam.

Ảnh: Đời sống Việt Nam.

Đúng 11h30 trưa, khi các cô thông báo đến giờ ăn, cả lớp hào hứng nghỉ ngơi, đem cặp lồng cơm sang phòng bên cạnh. Cứ ngỡ rằng âu cơm đó chắc phải hấp dẫn, thơm ngon với nhiều rau xanh, thịt cá nên các em mới cao hứng đến thế nhưng hóa ra, khỉ lật mở chỉ thấy duy nhất một màu trắng lạnh lẽo của cơm gạo, vàng nhạt của mèn mén ngô xay, hay ngà ngà của gạo trộn mèn mén. Trên nắp âu cơm có nhúm màu đen, trông như thịt xay. Tuy nhiên, cô giáo bảo, đó là đậu tương thối đem rang. Cả điểm trường với mấy chục học sinh, tuyệt nhiên không có miếng thịt nào.

Cô giáo bảo, ngày nắng ráo, họ thường tranh thủ đi tìm rau rừng, rau xanh nấu một nồi canh thật to để học sinh chan cơm cho dễ nuốt. Tuy nhiên, những ngày trời mưa, đường trơn trượt thì tất cả chỉ có cơm trắng để ăn. Học sinh ăn vậy và giáo viên cũng như thế. Ở nơi này, dân nghèo, quanh năm chỉ cấy được một vụ lúa nên có cơm ăn, cũng đã là “sang chảnh” lắm rồi.

Vụ lúa thường đợi đến cuối năm mới thu hoạch. Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc các em chỉ có cơm gạo ăn trong vài hôm nữa. Khi gạo hết, âu cơm đổi lại thành màu vàng của ngô hay mén mèn xám xịt… và vẫn tuyệt nhiên, chẳng bao giờ thêm rau xanh hay cá thịt. Thế nên, dù có ăn hết một âu cơm to đủ cho 4 người lớn ở dưới xuôi nhưng những đứa trẻ chỉ bé như con mèo nhỏ ở nơi này vẫn luôn thấy bụng dạ đói cồn cào.

Ở đây, có cơm trắng ăn đã là may mắn lắm rồi. Ảnh: Đời sống Việt Nam.

Cô bé Tráng Thị Hoạt, học sinh lớp 3, từng gây chú ý cả nước, khi có 2 bộ phận sinh dục, mới được các nhà hảo tâm phát hiện kêu gọi quên góp để được phẫu thuật từ thiện, ngồi cặm cụi xúc cơm ăn. Hoạt xúc cho mình một miếng, lại xúc cho hai đứa em, một đứa lớp 1, một đứa nhỏ xíu, tóc vàng hoe, mới 4 tuổi. Hai đứa nhỏ mặc thiếu quần áo, trời lạnh, nên mũi thò lò xanh lè đến tận miệng. Ba chị em Hoạt cũng chỉ có một âu cơm trộn ngôi xay, nên nhiều khi ăn hết vẫn đói rồi mấy bạn ăn thừa thường đổ sang cho.

Ở đây là như vậy. Đứa lớn tự chăm lo cho đứa bé. Phụ huynh phó mặc cho nhà trường và “quăng” cho con em những âu cơm trắng khô khốc. Các thầy cô cũng cố sức cáng đáng giùm nhưng “nhà đông con” quá nên sức lực không đủ.

Nơi học sinh cứ thấy trời mưa là phải nghỉ học vì mất trọn 4 tiếng đi đường

Ký Thì là thôn xa nhất của xã Yên Cường. Tuy cách trung tâm xã hơn chục cây số nhưng phải vượt qua những con dốc dựng đứng. Đồng bào xuống chợ thường phải đi bộ mất vài giờ đồng hồ. Cả thôn có 58 hộ, 375 nhân khẩu nhưng chỉ có 3 hộ thuộc diện cận nghèo còn lại là nghèo xơ xác. Ba hộ may mắn thoát nghèo là nhờ được tặng bò từ một chương trình xóa đói giảm nghèo.

Lớp học đơn sơ nơi núi cao lạnh lẽo. Ảnh: Đời sống Việt Nam.

Học sinh ăn trưa ngay trong lớp. Ảnh: Đời sống Việt Nam.

Điểm trường Ký Thì nằm chênh vênh trên sườn núi, có 78 học sinh, từ mẫu giáo đến lớp 4. Học sinh toàn người Mông, đến từ những đỉnh núi xa tít tắp, có nơi phải mất đến 3 giờ lội bộ xuyên rừng. Các cô kể, cứ 5g30 sáng, mấy chục đứa trẻ dắt nhau rời núi, xách theo âu cơm, học đến 4 giờ chiều, thì lại dắt díu nhau đến 6 giờ tối mới về đến nhà. Ngày chúng học 8 tiếng, thì phải cuốc bộ 4 tiếng.

Khó khăn không chỉ vì đường đi mà còn bởi điều kiện học tập cũng vô cùng tạm bợ. Trường học chỉ là một dãy nhà gỗ dài hơn 20m, chia thành những phòng nhỏ lợp mái phibro ximăng, với những thanh gỗ lắp ghép gió lùa lạnh cóng. Phía dưới là một căn nhà gỗ nữa, ngăn đôi, là điểm trường mầm non, nhưng một phòng đóng cửa, vì học sinh không chịu đến lớp.

Học sinh đứa lớn chăm đứa nhỏ. Ảnh: Đời sống Việt Nam.

Cô Phạm Thị Liên, phụ trách điểm trường cho biết, đêm qua trời mưa, đường trơn chuồi chuỗi, nên tất cả học sinh của 15 hộ dân ở điểm dân cư Lùng Pảng đều nghỉ học không sót một bé nào. Điểm dân cư Lùng Pảng nằm tít tận đỉnh núi Ký Thì, phải đi bộ 2 tiếng mới đến được trường, nên trời mưa, đường trơn là chúng nghỉ cả. Nếu đi học, bị mưa giữa đường thì chết rét, hoặc “vồ ếch” thì lấm lem bùn đất từ đầu đến chân. Thế nên, hễ trời mưa là chúng nghiễm nhiên nghỉ học..

Thầy giáo Phạm Văn Thể làm (Hiệu trưởng trường tiểu học Yên Cường, bao gồm cả điểm trường Ký Thì) tâm sự: “Ở cao nguyên đá đồng bào gieo ngô vào hốc đá khó thế nào thì gieo chữ khó thế đó”,

Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huy Cường bảo: “Nhiều khi đến muối trắng với ớt còn không có để ăn. Không có thịt, thì các con phải ăn rất nhiều cơm mới đủ chất, mới no bụng được. Vậy nên, một đứa trẻ ở đây ăn hết cả âu cơm cũng không có gì lạ đâu”.

Mỗi đứa trẻ được bố mẹ hào phóng chuẩn bị âu cơm rõ to. Trước đây các em mang cơm bọc trogn túi nilon hoặc lá chuối nhưng nhờ có đoàn từ thiện về tặng cặp lòng mà có cái đựng cơm. Vậy nhưng theo thời gian, cặp lồng nào cũng đều bị sỉn màu úa bẩn. Ảnh: Đời sống Việt Nam.

Ăn xong các em lại vào học ca chiều. Ảnh: Đời sống Việt Nam.

Để đi đến trường và ngồi vững học chữ trong khi bụng đói cồn cào không chỉ là hành trình gian nan của học sinh mà ngay cả đối với giáo viên, điều ấy cũng không dễ dàng vượt qua. Trong khi nhiều người khác đang nuôi dưỡng bao mơ ước thật lớn lao thì ở đây, cả thầy và trò có lẽ chỉ mong được ăn no, mặc ấm và làm việc, học tập trong một ngôi trường khang trang, đường sá tiện lợi hơn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vương Phi (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual