Sắc màu Cuộc Sống

Vụ cô giáo quỳ gối: Cần làm rõ việc hiệu trưởng bỏ đi 'dự giờ' khi giáo viên bị xúc phạm?

Theo Lao Động
Chia sẻ

Nguyên nhân dẫn tới sự việc cô giáo phải quỳ gối chuộc lỗi 40 phút gây bức xúc dư luận, ngoài sự quá quắt của phụ huynh, là do Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh đã bỏ đi “dự giờ” đúng lúc nước sôi lửa bỏng.

Trường Tiểu học Bình Chánh. Ảnh: Kỳ Quan.

Rất nhiều ý kiến bức xúc, phê phán hành vi của thầy hiệu trưởng, mặc dù đã thấy phụ huynh lên tiếng gây áp lực, buộc GV phải quỳ gối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, nhưng ông này đã bỏ mặc, lẩn tránh.

Trong khi, chính cô giáo cũng nấn ná, chờ đợi sự xuống nước của phụ huynh và sự bảo vệ của hiệu trưởng. Nhưng vị hiệu trưởng này đã đi “dự giờ” rất “đúng lúc”. Hành vi này quá khó hiểu, nếu không nói là vô cảm, vì lúc đó, không thể có gì cấp bách hơn là giải quyết tình huống nhân phẩm GV đang bị xâm hại, bởi những phụ huynh hành xử ngang ngược.

Đã có nhiều ý kiến bức xúc, đề nghị xem xét trách nhiệm, kỷ luật cách chức vị hiệu trưởng vô trách nhiệm, vô hình trung tiếp tay cho những kẻ có hành vi côn đồ.

Một chi tiết quan trọng đáng lưu ý, cần được xác minh, đó là ông hiệu trưởng có đi dự giờ thật hay đó chỉ là cái cớ để trốn tránh trách nhiệm.

Dự giờ không phải là nhiệm vụ bắt buộc, cấp bách đối với hiệu trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung, việc đánh giá giáo viên, dự giờ thăm lớp là trách nhiệm của tổ chuyên môn và các GV khác. Hiệu trưởng có thể tham gia dự giờ trong một số trường hợp như thao giảng, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo…

Nếu hôm đó hiệu trưởng dự giờ, cần xác minh là dự giờ lớp nào, GV nào, theo kế hoạch nào, kiểm tra qua sổ ghi chép, lịch báo giảng, và thông qua xác minh từ học sinh, để tránh trường hợp thống nhất với GV nhằm né trách nhiệm.

Đặc biệt, sau khi sự việc xảy ra, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh - Huỳnh Công Sơn thông tin với PV Báo Long An là ông phải “đi công tác” nên không chứng kiến việc cô giáo phải quỳ.

Tuy nhiên, sau đó, trong bản tường trình, ông Huỳnh Công Sơn lại nói sau khi có phụ huynh lên tiếng yêu cầu cô giáo quỳ, ông đã đi “dự giờ”, nên đã để xảy ra sự việc đáng tiếc.

“Đi công tác” và “dự giờ” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Việc ông hiệu trưởng thông tin “tiền hậu bất nhất” dẫn đến nghi ngờ ông thiếu trung thực, cần phải xác minh, làm rõ.

Trường hợp ông Sơn đi dự giờ thật, cũng không thể tránh được trách nhiệm. Còn nếu ông không dự giờ, thì còn thêm lỗi thiếu trung thực, điều không thể chấp nhận đối với một cán bộ quản lý giáo dục.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Lao Động

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất