Trước việc một gốc sưa bị máy múc làm nứt toác khi chặt hạ, sáng 28/1, nhiều người trong ban quản lý cùng người dân yêu cầu nhóm thợ đào bới một cách tỉ mỉ, cẩn trọng.
Sáng 28/1, người dân thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội tiếp tục tiến hành chặt hạ cây sưa đỏ còn lại đã có tuổi đời trên 130 năm trong khuôn viên ngôi đình của địa phương.
Trước đó, vào ngày 27/1 người dân cũng đã thuê thợ và máy múc đến tiến hành chặt hạ cây sưa đỏ 50 năm tuổi. Việc chặt hạ nốt cây sưa đỏ quý hiếm, tuổi đời trên 130 năm tiếp tục được người dân thực hiện trong sáng nay.
Phần cành cây đã được chặt từ trước đó. Còn phần thân cây sưa trăm tỷ và bộ rễ được giữ lại nguyên khối.
Tránh tình trạng làm nứt toác phần gốc như cây sưa 50 năm khai thác trước đó, hôm nay gốc cây sưa đỏ được nhóm thợ đào bớt một cách tỉ mỉ, cẩn trọng.
Sau khi đào sâu xuống đất lộ rõ phần gốc sưa. Bên trong lõi sưa đỏ au.
Việc khai thác cây sưa luôn có sự theo dõi, giám sát của Ban quản lý và người dân địa phương
Dân làng kể lại, ở thời điểm gỗ sưa đắt đỏ từng có người trả giá 100 tỷ đồng để mua lại cây sưa quý hiếm này.
Năm 2013, trong lúc mưa bão một nhánh sưa lớn đã bị kẻ trộm lấy đi. Trước hiện tượng mối mọt, người dân nhiều lần đề nghị được bán cây sưa. Tháng 10/2018, Hà Nội có văn bản yêu cầu các ban, ngành hướng dẫn người dân khai thác cây sưa theo đúng trình tự pháp luật.
Phần thân sưa cưa lộ rõ phần lõi. Sưa rất quý hiếm rất có giá trị và giá bán theo kg.
Toàn bộ phần lõi của cây sưa đỏ sẽ được gom lại, tiến hành bán đấu giá.
Bài toán với phép tính '1+5 = 11' tưởng rằng không có gì phải tranh cãi thì lại bị giáo viên chấm sai. Tuy nhiên, sau khi nghe lời giải thích, ai cũng gật gù đồng tình.
Thói quen mua sắm iPhone của người tiêu dùng đã thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây, đặc biệt khi họ có cái nhìn khác về các mẫu máy đã qua sử dụng.