Tòa đồng thuận để vợ chồng ông vũ ly hôn, bà Thảo được nuôi các con
Xét thấy vợ hồng ông Vũ và bà Thảo đã có mâu thuẫn trầm trọng, HĐXX đồng ý để 2 vợ chồng được ly hôn.
Về quyền nuôi con, bà Thảo được quyền nuôi 4 người con chung. Ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng/năm tính từ năm 2013 cho đến khi học xong đại học.
Bác khiếu nại về thẩm định giá của bà Thảo
HĐXX nhận thấy, trong quá trình tố tụng, tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của các doanh nghiệp và quyền lợi ích hợp pháp của hai bên. Đến nay cần hủy bỏ các biện pháp này.
Về vấn đề thẩm định giá, đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá nên các bên có quyền tự chọn, rồi cung cấp kết quả cho tòa án.
Do có khó khăn trong tài sản hữu hình và vô hình nên tòa tiến hành như sau: Yêu cầu các đương sự đề xuất mỗi bên 2 đơn vị thẩm định giá. Sau khi làm việc, tòa đưa ra 5 công ty để các bên lựa chọn. Sau khi tòa yêu cầu các bên cung cấp tài liệu về danh mục động sản, bất động sản… để cung cấp cho tổ chức thẩm định giá, phía bà Thảo muốn có thời gian nghiên cứu chứng thư.
Ngà 1/7/2017, nguyên đơn mong có thêm thời gian thẩm định giá. Đến ngày 14/8/2018, bị đơn không chấp nhận nên không nhất trí. Những buổi làm việc tiếp đó, bà Thảo nói chứng thư thẩm định giá không đúng. Tòa yêu cầu nguyên đơn đưa ra căn cứ nhưng bà Thảo không có ý kiến. Do đó, về định giá, tòa vẫn thực hiện việc định giá công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Tòa cũng thực hiện xem xét thẩm định giá tại chỗ đối với các công ty của Trung Nguyên, có các đương sự tham gia.
Tòa đã ra văn bản không chấp nhận khiếu nại của đương sự về giá trị thẩm định giá nên coi như việc giải quyết khiếu nại của bà Thảo đã được giải quyết.
Viện kiểm sát phê bình HĐXX đã mắc sai sót trong quá trình xử án
Trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng, từ lúc 14h40, HĐXX thông báo sẽ nghị án. Cũng trong phiên tòa hôm nay, Viện kiểm sát phát biểu quan điểm rằng HĐXX đã có sai sót. Cụ thể, việc tạm ngưng phiên tòa để xác minh tại các ngân hàng BIDV, Vietcombank và Eximbank thì đến nay đã có kết quả xác minh. Tuy nhiên, quá trình giao nộp các chứng cứ mới là kết quả xác minh, HĐXX đã vi phạm tố tụng khi không mở phiên họp. Mặt khác, quá trình triệu tập những người liên quan, HĐXX đã không thực hiện đúng với quy định.
Trước phiên tòa, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX khắc phục những sai sót về tố tụng để không ảnh hưởng tới quá trình xét xử.
Về chuyện nhầm lẫn, ông Vũ nhắc lại rằng số tiền 10.000 chỉ hay 10.000 lượng không còn quan trọng. Ông không muốn nói nhiều về chuyện tiền bạc.
Nhận định của tòa về tranh chấp tài sản, cổ phần, quyền nuôi con của vợ chồng vua cafe Trung Nguyên
Sau thời gian nghị án, HĐXX nhận định bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến với nhau bằng tình yêu và đã có 4 người con chung. Từ năm 2013, cuộc sống của họ bắt đầu xảy ra nhiều mâu thuẫn.
Năm 2015, bà Thảo gửi đơn ly hôn. Quá trình tòa thụ lý giải quyết đã phát sinh nhiều vấn đề trong việc tranh chấp tài sản, quyền điều hành công ty… khiến mâu thuẫn của họ ngày càng trầm trọng. Cả hai trở thành đương sự, người liên quan trong 18 vụ kiện. Trong đó có việc tranh chấp tài sản thuộc Công ty Trung Nguyen International (tại Singapore).
Về vấn đề cấp dưỡng: Bà Thảo yêu cầu được trực tiếp nuôi dưỡng các con, ông Vũ phải chu cấp cho mỗi con 5% cổ phần tại Tập đoàn Trung Nguyên. Ông Vũ ban đầu đồng ý nhưng sau đó đổi ý, đưa ra số tiền cấp dưỡng cụ thể cho 4 con 10 tỉ đồng/ năm đến khi trưởng thành. Tại tòa, bà Thảo cũng đổi ý, chấp nhận mức cấp dưỡng ông Vũ đưa ra.
Về cổ phần: Phía ông Vũ cũng đề nghị hưởng 70% giá trị cổ phần tại tất cả công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và sẽ thanh toán lại cho bà Thảo bằng tiền mặt đối với số cổ phần còn lại. Tuy nhiên, phía bà Thảo yêu cầu chia 51%, ông Vũ 39% trong Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên; bà Thảo 15% tại Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên và mỗi người 7,5% cổ phần trong Công ty CP Cà phê Hòa tan Trung Nguyên. Với số cổ phần tại 4 công ty còn lại, nguyên đơn đồng ý cho ông Vũ sở hữu toàn bộ.
Cả hai đều giành quyền điều hành công ty mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
Về bất động sản bao gồm 13 bất động sản, bà Thảo đề nghị cho ông Vũ sở hữu 12 bất động sản, bà Thảo sở hữu căn nhà ở Tú Xương (quận 3).
Đặng Lê Nguyên Vũ lý giải lý do đòi chia 7:3
Ông Vũ cho rằng, bà Thảo chấp nhận tỷ lệ chia 3:7 là hợp lý bởi đây là cách tốt nhất để Trung Nguyên phát triển bình thường. Theo ông, bà Thảo không có tầm nhìn về trí tuệ, tầm nhìn bằng trái tim để phát triển Trung Nguyên theo thế hệ mới.
Ông Vũ yêu cầu bà Thảo giao lại số cổ phần, phần vốn góp không chỉ vì lợi ích của bị đơn mà còn vì các cổ đông khác. Bà Lê Thi Ước - mẹ ông vũ cũng mong muốn rằng, bà Thảo giao lại cổ phần Trung Nguyên cho ông vũ nắm giữ.
Ông Vũ cho rằng với những hành vi như mở công ty con để trực tiếp cạnh tranh với Trung Nguyên, chiếm quyền con dấu gây ra hàng loạt vụ kiện, đưa chồng đi khám tâm thần, đưa ra tòa án quận 3 TP.HCM cho rằng ông mất năng lực hành vi dân sự… đều là những việc làm khó chấp nhận của bà Thảo.
Phía ông Vũ cũng cho rằng, toàn bộ khối tài sản chung là đóng góp của ông Vũ và gia đình. Ba mẹ ông đã sáng lập ra thương hiệu Trung Nguyên trước khi ông kết hôn với bà Thảo. Cũng là cha mẹ ông đã bán nhà dành tiền cho ông khởi nghiệp. Sau đó hai năm, ông Vũ mới kết hôn với bà Thảo.
Từ dẫn chứng trên, ông Vũ khẳng định, kể từ khi Trung Nguyên thành lập đến nay, ông nắm toàn bộ vai trò điều hành Trung Nguyên. Do đó, ông cho rằng chia tỷ lệ 7:3 là phù hợp. Ngoài ra, ông đề nghị được mua lại cổ phần của bà Thảo.