Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tình người thơm thảo ở 'siêu thị ẩm thực, thời trang, văn hóa' 2.000 đồng

Sau thời gian vất vả mưu sinh, những người nghèo ở khu vực này sẽ được dùng một bữa cơm ngon, tha hồ chọn lựa sách và mua sắm quần áo chỉ với giá 2.000 đồng. Họ gọi vui: "Ở đó như một cái siêu thị".

Quán Nụ Cười 4 (132 Bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM) bắt đầu hoạt động từ năm 2013. Quán được coi là “ngôi nhà thứ 2” cho những người lao động nghèo khổ tìm về sau buổi lao động vất vả, nhiều mệt nhọc. Hiện nay quán phục vụ khoảng 700 suất cơm/1 ngày vào thứ 3, 5, 7. Ngoài ra, một điểm đặc biệt thu hút nhiều người nghèo tới quán là những quầy bán sách, quần áo cũ đã giặt ủi, quần áo mới chỉ với giá 2.000 đồng/ sản phẩm (sách báo, áo quần).

1

Quán cơm 2.000 đồng nằm trong dự án trợ giúp suất ăn giá rẻ của Quỹ từ thiện Tình Thương. Trung bình 1 ngày quán thu hút từ 600- 700 lượt người ghé đến. Đa số họ là những người nghèo, người già cô đơn và trẻ em thất học buôn bán quanh khu vực.

2.

Những suất ăn được chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi mở cửa đón khách.

3

Tấm bảng đong đầy tình người được treo ở khu vực nhận cơm.

4.

Những người đến quán chủ yếu là người bán vé số, công nhân, học sinh và những người có thu nhập chưa cao.

5

Nhiều người tranh thủ chợp mặt trong lúc chờ cơm, sau một buổi mưu sinh khiến họ mệt mỏi. Trong ảnh là ông Tám, một người bán vé số ở khu vực quận 7, ông ngủ gục vì quá mệt sau một ngày đi nắng.

6

Với nhiều người lao động nghèo, một bữa cơm giá 10.000- 15.000 đồng ở Sài Gòn là điều rất xa xỉ. Với giá 2.000 đồng, quán cơm từ thiện đã trở thành điểm đến của nhiều người.

7

Suất cơm 2.000 đồng với đầy đủ thịt, rau, canh và trái cây tráng miệng. Đặc biệt, cơm thêm miễn phí không giới hạn.

8.

8 (2)

Nhiều bạn học sinh, sinh viên cũng thường xuyên đến quán ăn cơm.

9

Những người đến quán sẵn sàng chia sẻ cho nhau phần thức ăn của mình. “Chúng tôi đều là người nghèo khổ, ai vào quán cũng có hoàn cảnh vất vả như nhau. Ở đây chúng tôi thường nhường cho những người khác khổ hơn ngồi cùng bàn, những người có con nhỏ cũng được ưu tiên”, bà Cúc làm nghề nhặt ve chai ở quận 4 chia sẻ.

10 (2)

10.

Với nhiều người bữa cơm 2.000 đồng cũng rất lớn so với thu nhập, đôi khi họ chia đôi suất cơm để dành cho buổi chiều.

11

Sau bữa cơm, những chiếc ly sạch được trao tận tay khách để uống nước.

12.

2.000 đồng cho một suất cơm no, ấm lòng người lao động nghèo.

13.

Quán cơm từ thiện còn thu hút khá nhiều người nghèo bởi tủ sách đồng giá 2.000 đồng.

14.

Đã có hơn 2.500 loại sách được bày bán tại đây. Sách giáo khoa các lớp, truyện tranh và báo trở thành niềm vui nho nhỏ của các trẻ em bán vé số, nhặt ve chai, các cụ già chạy xe ôm.

15 (2)

Tranh thủ đọc “ké” để tiết kiệm 2.000 đồng của một cậu bé bán vé số ở “siêu thị 2.000”

15,

Nhiều vị khách chăm chú đọc sách. Với họ đây là khoản thời gian vui vẻ nhất để quên đi nỗi nhọc nhằn mưu sinh.

16.

Ngoài kệ sách thì nơi đây còn có một “cửa hàng” quần áo 2.000 đồng dành cho người nghèo. Hình ảnh những chiếc áo sờ vai, chắp vá đến mua quần áo đã không còn xa lạ.

17.

Những bộ quần áo, đôi giày “cũ người, mới ta” được chính tay người mua chọn lựa như đang mua sắm trong một cửa hàng nhỏ.

18

Niềm vui rạng ngời trên gương mặt khiến họ tạm quên nỗi nhọc nhằn cơm, áo, gạo, tiền. Người thanh niên này vừa chọn được một chiếc áo sơ mi phù hợp và còn khá mới (đang mặc trên người).

Đến với “siêu thị” đặc biệt này, dù chỉ là một bữa cơm, cái áo hay quyển sách đã qua sử dụng nhưng những người lao động nghèo vẫn thích thú vì họ mua chúng bằng chính số tiền mình làm ra và được chọn theo ý thích - đây cũng chính là ý nghĩa nhân văn mà quán cơm Nụ Cười 4 muốn hướng đến.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tiếc cho Quế Ngọc Hải