Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Thông tin bất ngờ về thử thách Momo hướng dẫn người dùng làm hại bản thân

Yến Nguyễn (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Thử thách Momo và hậu quả của nó thực chất là một thông tin giả mạo. Đây thực ra chỉ là một câu chuyện được cường điệu hoá so với thực tế. Chúng sau đó được các trang truyền thông vô tình hoặc cố tình đẩy thành một hiện tượng để kiếm view (lượt xem).

Mới đây, trên các diễn đàn mạng, đặc biệt là ở các hội ông bố bà mẹ có con nhỏ lên tiếng cảnh báo mọi người về một kênh Youtube gây nguy hại đến trẻ nhỏ.

Cụ thể, kênh này phát tán các đoạn clip hoạt hình có tên “Thử thách Momo”. Theo nhiều ý kiến, thử thách này được đánh giá mức độ nguy hại ngang với thử thách Cá voi xanh một thời. Trong trò chơi, hình ảnh Momo là một người phụ nữ đầu người mình gà với mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi sẽ hướng dẫn người dùng cách tự làm hại bản thân.

Trên các trang mạng xã hội cũng đưa ra các cảnh báo: clip phim Peppa chứa nội dung kinh dị, xúi giục trẻ em tự sát; Momo-hình ảnh kinh dị gây ám ảnh 1 thời xuất hiện ẩn bên trong các video hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em như Fortnite, Peppa Pig. Đoạn giữa nội dung phim hoạt hình Peppa Pig, hình ảnh Momo xuất hiện và yêu cầu chú heo này tự sát. Những cảnh kinh dị này chỉ xuất hiện thoáng qua trong video vì vậy rất khó để các bậc cha mẹ và cả YouTube phát hiện.

Có thông tin cho rằng, “trò chơi tự sát” Momo đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước Châu Âu, Mỹ, khu vực châu Mỹ Latinh.

Thử thách Momo và hậu quả của nó chỉ là một thông tin giả mạo

Theo một số trang báo nước ngoài, dù được lan truyền ồ ạt bởi giới truyền thông, Momo Challenge và hậu quả của nó thực chất là một thông tin giả mạo. Đây thực ra chỉ là một câu chuyện được cường điệu hoá so với thực tế. Chúng sau đó được các trang truyền thông vô tình hoặc cố tình đẩy thành một hiện tượng để kiếm view (lượt xem).

Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng trước trào lưu Momo Challenge. Thay vào đó, điều mà xã hội cần làm là hạn chế việc phát tán và cường điệu hoá thử thách này.

Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook đang xuất hiện khá nhiều các tài khoản và fanpage liên quan đến Momo Challenge. Chính chúng ta chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc cổ súy hành vi phát tán nhân vật kinh dị, phản cảm và nguy hại này.

Các phương tiện truyền thông đang khuếch đại một câu chuyện không có thật

Theo TheVerge, nhiều kênh truyền thông lớn như CBS, ABC, CNN, Fox,… đã cho đăng tải các phân đoạn về Momo Challenge. Tuy nhiên, những video này không kiếm được tiền và Youtube đã có cảnh báo tới người xem về nội dung gây rối.

Theo xác nhận của Youtube, Youtube không cho hiển thị bất kỳ một thông tin quảng cáo này liên quan tới Momo Challenge, bất kể người mua quảng cáo có là ai đi chăng nữa. Mọi nội dung chứa Momo Challenge đều vi phạm các nguyên tắc nội dung thân thiện đối với nhà quảng cáo. Do đó, những video dạng này sẽ không thể hiển thị quảng cáo. Điều đó cũng có nghĩa người phát tán video sẽ không được lợi gì khi chia sẻ các Thử thách Momo này.

Cũng theo VietnamPlus, các tổ chức xã hội ở Anh cho biết không có bất cứ báo cáo về bất kỳ ai nhận được tin nhắn hoặc làm hại chính bản thân mình như những tin tức đang lan truyền trên mạng.

Các tổ chức này cảnh báo rằng các phương tiện truyền thông đã sai lầm và khuếch đại một câu chuyện sợ hãi không có thật.

Thực tế, hình ảnh của momo là một bức ảnh chụp một tác phẩm điêu khắc của công ty hiệu ứng đặc biệt Link Factory ở Nhật Bản. Theo trang web văn hóa pop Know Your Meme, lần đầu tiên hình ảnh nhân vật này được chú ý vào năm 2016.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual