Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tạm giữ 3 người thân che giấu cho tử tù Nguyễn Văn Tình

Theo Tuổi Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

Trong quá trình 6 ngày bỏ trốn khỏi Trại giam T16 Bộ Công an, để đến được điểm nóng ma túy tại Hòa Bình, tử tù Nguyễn Văn Tình được nhiều người giúp đỡ.

Tử tù Nguyễn Văn Tình bị bắt khi đang có ý định lẩn trốn vào điểm nóng ma túy Lóng Luông

Theo nguồn tin, Công an huyện Kỳ Sơn phối hợp với Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hòa Bình đã tạm giữ 3 người họ hàng với tử tù Nguyễn Văn Tình để điều tra hành vi che giấu và tiếp tay cho Tình bỏ trốn.

Đó là Nguyễn Văn Hạnh (45 tuổi), Nguyễn Văn Việt (32 tuổi) và Nguyễn Văn Ba (28 tuổi), cùng trú tại xóm Mùn 6, xã Yên Quan, huyện Kỳ Sơn.

Tại cuộc họp báo chiều 17/9 ở Hà Nội do C47 tổ chức, ông Phạm Trọng Điềm - phó cục trưởng C47 - cho biết trong quá trình chạy trốn, Nguyễn Văn Tình có nhiều người giúp đỡ.

“Về hành vi giúp đỡ tử tù trong quá trình bỏ trốn, bộ đã giao cho văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội điều tra và cơ quan này đã điều tra” - ông Điềm nói.

Về kế hoạch đào thoát khỏi phòng biệt giam, ông Điềm cho biết sơ bộ ban đầu tại cơ quan công an, Tình khai Thọ đã dùng miếng sắt nhọn và nhỏ rạch theo mạch vữa của tường trại giam.

Tường trại giam độ ẩm cao, lâu ngày nên thuận lợi cho đối tượng có thể dùng vật cứng nhọn để khoét tường.

Tình khai việc khoét tường là do Thọ làm chủ yếu. Thọ trong quá trình chuyển trại có giấu được mẩu sắt nhọn, nhỏ và nhét vào hậu môn mang vào nơi biệt giam.

Thọ đã thực hiện việc khoét tường trong nhiều tháng. Mỗi ngày khoét được một ít, Thọ lại dùng cơm và kem đánh răng bít lại rồi dùng tay bẩn xoa lên.

Cũng theo ông Điềm, Tình khai Thọ là đối tượng mở khóa cùm vì với quá trình hoạt động tội phạm trước đây thì bất cứ loại khóa gì Thọ cũng mở được.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Tuổi Trẻ

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?