Đời sống ở một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới luôn điều khiến nhiều người tò mò. Bạn có biết một ngày của trẻ em Triều Tiên sẽ như thế nào khi thiếu vắng các trò chơi công nghệ cao như phần còn lại của thế giới không?
Pierre Depont, một nhiếp ảnh gia đã từng du lịch đến Triều Tiên sáu lần đã ghi lại những khoảnh khắc đầy hồn nhiên của trẻ em nơi này trong bộ ảnh mới của mình. Chia sẻ về trải nghiệm này, anh cho biết:
“Đi đến những nơi có ít sự hiện diện của khách du lịch là sở thích của tôi, Triều Tiên là một trong số đó. Ở đây, tuy còn nhiều khó khăn trong vấn đề tác nghiệp nhưng đó cũng là một thử thách hay ho trong công việc đấy. Tôi đã đến đây được 6 lần rồi, ở nơi này tôi tìm được sự hấp dẫn mà ít đất nước nào có được. Tôi luôn tự hỏi mình, thật sự vẫn còn tồn tại một nơi như thế này trên thế giới sao?
Những hình ảnh về đời sống trẻ em ở Triều Tiên:
Một bé gái mặc trang phục y tá trong buổi diễn văn nghệ tại trường.
Bức ảnh ngộ nghĩnh và vô cùng đáng yêu của cậu bé Triều Tiên đóng vai chú chuột trong một vở kịch ở trường.
Mỗi nam thanh niên Triều Tiên đến tuổi quy định đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, việc một đứa trẻ Triều Tiên mặc quân phục là chuyện thường thấy ở nơi này.
Ngay từ khi còn bé, học sinh ở Triều Tiên đã được thấm nhuần những bài học về lòng yêu nước, sự đoàn kết và quyết tâm trung thành với Tổ quốc.
Với con em của các gia đình có điều kiện sống tại thủ đô Bình Nhưỡng, công viên nước là một trong những điểm đến yêu thích vào những dịp lễ lớn.
Thiếu sự hiện diện của công nghệ, cũng như nhiều tiện ích gia đình đồng nghĩa với việc dù ở bất kì độ tuổi nào, giúp đỡ chuyện nhà là nhiệm vụ phải làm. Hầu hết trẻ em Triều tiên khá quen thuộc với những công việc đơn giản. Ảnh: Một bé gái xúc tuyết giữa cái rét âm độ của mùa đông Triều Tiên.
Trong khi số đông trẻ em Hàn Quốc được cha mẹ cho tiếp xúc với âm nhạc từ bé. Ở Triều Tiên, chỉ một số ít con em từ các gia đình có điều kiện mới được học một vài loại nhạc cụ phổ biến.
Trong các buổi diễu hành lớn ở thủ đô Bình Nhưỡng, sự có mặt của đội thiếu nhi cổ động là một phần quan trọng. Các em thường được đứng ở vị trí trung tâm.
Ngoài công viên nước, sở thú trung tâm ở thủ đô Bình Nhưỡng cũng là một điểm đến yêu thích của các gia đình có con nhỏ. Với sự hiện diện của hơn 5000 động vật, nơi này gần như là thiên đường của trẻ em.
Tuy cách biệt với thế giới, nhưng không vì thế mà các bé gái Triều Tiên có thể cưỡng lại được sức hút của các nàng công chúa Disney.
Trẻ em Triều Tiên hầu như chỉ được tiếp xúc với công nghệ qua các lớp học vi tính ở trường. Đây cũng là một điểm nhấn quan trọng trong việc phát triển công nghệ thông tin tại đất nước này.
Kiểu chụp ảnh gia đình phổ biến ở Triều Tiên: Cha ngồi trên lưng ngựa, mẹ và con cùng đứng dưới cạnh nhau, bên cha.
Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Triều Tiên còn khá cao. Do thiếu thốn lương thực, vóc dáng của trẻ em - đặc biệt là các bé ở nông thôn, các thành phố nhỏ khá thấp bé. Ảnh: Con em một gia đình giàu có ở thủ đô Bình Nhưỡng (bên trái) và các em học sinh ở Hoeryong - một thành phố nhỏ nằm ở biên giới Triều Tiên-Trung Quốc.
Ở Triều Tiên, nếu sinh ra trong một gia đình ở thủ đô Bình Nhưỡng, đó là một điều cực kì may mắn vì không phải ai cũng có đủ điều kiện để được định cư tại đây. Và hầu như mọi tiêu chuẩn cao cấp trong đời sống người dân Triều Tiên cũng chỉ được tìm thấy ở thủ đô.
Trong một bài báo gần đây cho biết, chỉ 1/10 số dân Triều Tiên có điện thoại, còn TV của của những công dân xứ này lại chỉ xem được một số kênh đã cài đặt từ trước. Đối với người lớn đã vậy, chắc chắn thói quen sinh hoạt bình thường của trẻ em Triều Tiên sẽ không thể nào có sự xuất hiện của máy tính bảng, điện thoại thông minh, Youtube, các kênh hoạt hình phổ biến mà hầu như trẻ em thế giới, đứa nào cũng từng biết đến, nhưng biết đâu đấy lại là một điều hay.
Cho rằng bài toán "11-4=7" mà con làm là đúng nhưng giáo viên lại chấm sai, bố liền lên lớp để hỏi cô giáo. Tuy nhiên, sau khi nghe lời cô giáo giải thích, bố đã tỏ ra xấu hổ vô cùng.
Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025 yêu cầu các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, điểm chuẩn không thấp hơn điểm chuẩn đợt xét chung của Bộ GD&ĐT công bố.