Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Ông lão gần 30 năm sống trong nhà 3m2 ở phố cổ Hà Nội: 'Tôi ở đây còn sướng chán, đây là biệt thự của riêng tôi'

Định Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Sống trong “căn nhà” 3m2 thiếu thốn trăm bề suốt gần 30 năm qua ở sâu trong ngõ phố Thuốc Bắc, Hà Nội nhưng ông Chu Văn Cao tự thấy bản thân mình còn sướng chán vì vẫn có chốn để lui về.

Trái ngược với vẻ sầm uất phía mặt tiền phố cổ Hà Nội, sâu trong con ngõ nhỏ ở phố Thuốc Bắc, quận Hoàn Kiếm có một “căn nhà” chỉ rộng vỏn vẹn 3m2 và cao chưa đầy 1,4 mét. Đây chính là nơi sinh hoạt suốt 25 năm qua của cụ ông Chu Văn Cao (72 tuổi) và con trai hơn 30 tuổi.

Ông Chu Văn Cao, chủ nhân của ngôi nhà nhỏ như chiếc hộp ở phố Thuốc Bắc.

Để vào được nhà ông Cao phải leo qua vài bậc cầu thang cũ. Ngôi nhà nhỏ tối om này chưa bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời. Thế nhưng căn hộ nhỏ đến khó tin ấy lại là nơi ông lão sống cùng con trai suốt gần 30 năm qua. Do diện tích quá nhỏ người ở trong nhà chỉ có thể nằm hoặc ngồi, muốn di chuyển chỉ có thể bò mà không thể đứng thẳng được.

Gần 30 năm qua ông Cao sinh sống trong căn nhà chỉ rộng 3m2.

Căn nhà của ông Cao thật đặc biệt khi hội tụ tiêu chí năm không: Không ánh sáng, không cửa, không chỗ nấu ăn, không điện, không nước và cũng không có nhà vệ sinh. Nó chẳng khác gì một bao diêm thu nhỏ, toàn bộ tường gạch đã cũ kỹ, nhiều đoạn bong tróc vá chằng vá chịt.

Do cuộc sống khó khăn và vì căn nhà chỉ đủ chỗ cho 2 người đàn ông nằm nghiêng khi ngủ, nên con trai ông Cao dù đã đến tuổi thành gia lập thất nhưng vẫn chưa dám tính chuyện lấy vợ sinh com.

Để vào được nhà ông Cao phải đi thẳng vô con ngõ tối, căn nhà này có vài bậc cầu thang do ông tự thiết kế.

Trong câu chuyện với khách, ông Cao kể trước đây sống ở phố Khâm Thiên, quận Đống Đa với bố mẹ. Sau đó ông chuyển về phố Thuốc Bắc ở trong căn nhà chưa đầy 16m2 ở tầng 1. Do làm ăn thất bát nên ông phải bán căn hộ phía dưới trả nợ, chỉ giữ lại phần gác xép để ở.

Ngày ông Cao vỡ nợ, con trai mới lên 6 tuổi. Chứng kiến cảnh gia đình như vậy, người vợ cũng dứt áo ra đi khiến ông phải sống cảnh cha con côi cút rau cháo qua ngày trong chính ngôi nhà chật hẹp thiếu thốn như vậy.

Biến cố gia đình khiến ông Cao phải bán căn hộ phía dưới trả nợ, chỉ giữ lại phần gác xép để ở.

“Con trai tôi ngoài 30 tuổi rồi nhưng chưa vợ con gì cả. Nghĩ đến cảnh nhà cửa như vậy đến chỗ cho bố con nằm ngủ cũng chẳng có thì tư tưởng đâu vợ con nữa. Nó cứ đi làm thuê hết tỉnh này rồi sang tỉnh khác, thỉnh thoảng mới về. Mỗi khi về hai bố con cũng chẳng thể ngồi trong nhà nói chuyện với nhau mà phải ra quán trà đá hoặc ngồi ngoài vỉa hè”, ông Cao tâm sự.

Nhà chật nên ông Cao không mua sắm vật dụng gì, thậm chí điện thắp sáng và tài sản giá trị nhất trong nhà là chiếc quạt điện muốn dùng cũng phải kéo điện nhờ nhà hàng xóm.

Sống trong không gian bí bách, ông không dám sắm sửa gì thêm.

Theo năm tháng góc nhà bị ẩm mốc, dột nước ông Cao phải xây trát lại.

Ngay cả những vật dụng cần thiết nhất như quần áo, ông Cao cũng hạn chế đến mức tối đa. Ông chỉ có 2-3 bộ phòng thân, khi nào mặc hỏng mới mua bộ mới vì sắm nhiều cũng chẳng có chỗ để. Hàng ngày, nhà vệ sinh ông dùng dưới sân tập thể, không có chỗ nấu cơm ông ăn cơm quán. Cuộc sống của 2 cha con ông suốt mấy chục năm chỉ có vậy.

“Tôi ăn uống, sinh hoạt ngoài xã hội. Chỗ này chỉ để ngồi đọc sách báo và ngủ. Gần 60 năm nay tôi toàn cơm hàng, cháo chợ, không quen ăn cơm nhà, con trai tôi cũng vậy. Còn mỗi dịp Tết đến, quán xá đóng cửa, tôi lại sang nhà bạn bè, anh em, họ hàng. Tôi ở đây được khoảng 25 năm rồi, cuộc sống 2 bố con cũng gặp khó khăn nhưng tôi vô tư lắm, chả bao giờ sợ khổ. Tôi nhìn ra ngoài xã hội, thấy nhiều người còn chẳng có chỗ ngủ, tự an ủi mình còn sướng chán, dù gì đây cũng là 'biệt thự' của riêng mình cơ mà, nghĩ vậy sẽ giải tỏa mọi khó khăn”, ông Cao cười.

Hằng ngày ông Cao làm bạn với sách báo trong căn 'biệt thự' của riêng mình.

Ở tuổi thất thập, ông Cao thèm được một bữa cơm gia đình nhưng điều đó có lẽ chẳng bao giờ xảy ra bởi ông chẳng biết khi nào thì ông lấy vợ. Ông chỉ hy vọng cậu con trai có gia đình sớm khi mình còn sống để rồi được ăn một bữa cơm thân mật với nhau.

Nói về chuyện đó, ông Cao chỉ thấy mù mịt và mơ hồ bởi mỗi lần khuyên con trai lấy vợ ông lại nhìn vào ngôi nhà hai cha con đang sinh sống rồi nghẹn ngào mà chạnh lòng. Ông hiểu đó cũng chính là rào cản lớn khiến người con trai không muốn nhắc tới chuyện này.

Bản thân mình thì vô tư như vậy, nhưng điều ông lo nhất đó là người con trai hơn 30 tuổi hiện vẫn chưa lấy vợ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Trong thâm tâm ông Cao luôn nghĩ: “Chẳng ai nghèo hèn mãi được, cứ chăm chỉ làm ăn, ắt có lúc trời thương. Ai rồi cũng có cuộc đời của riêng mình. Bản thân phải có trách nhiệm để quyết định lấy số phận. Tôi cũng không thể lo con trai mình cả đời chính vì thế chỉ mong con có một mái ấm vợ chồng tu chí làm ăn rồi mua một căn nhà khác rộng rãi hơn để yên bề gia thất”.

Để có tiền trang trải cuộc sống, ông Cao đi phụ giúp ở quán cafe gần nhà. Lúc nhàn rỗi ông lại lôi báo ra đọc. Ông cười bảo dù cơm không nấu, dù thiếu thốn trăm bề, nhưng không thể một ngày mà không đọc báo.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Định Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual