Thế giới lý tưởng trong mộng của phe nữ quyền cực đoan này nằm sâu tít trong một thung lũng phía tây nam Trung Quốc, gần núi Himalaya. Đó là bộ tộc Tây Tạng tên Mosuo.
Mô hình “gia đình hạt nhân” mà người đàn ông được coi trọng hơn không hề tồn tại ở đây. Những bà cụ già chủ trì họp gia đình, toàn bộ con cháu sống chung với bà. Những người đàn ông không có vai trò nào khác ngoài…cung cấp tinh trùng, và cũng chẳng là gì trong việc dạy dỗ con cái. Ngược lại, phụ nữ có quyền lực không kém cánh nam giới phong kiến thời xưa. Họ có bao nhiêu bạn đời tùy thích, không bị phán xét.
Những đứa trẻ Mosuo chỉ sống với mẹ, bà ngoại và các chú bác. Cha ruột của chúng sống cùng bố mẹ đẻ nhà nội. Đối với người ngoài, thì đây là vùng đất của các bà mẹ đơn thân. Thực tế, người Mosuo cho rằng hôn nhân là thứ không cần thiết. Đôi khi bác bà mẹ còn chẳng biết cha của con mình là ai.
Người Mosuo có phong tục “tình một đêm”. Khi được lựa chọn, người đàn ông sẽ tới nhà phụ nữ vào ban đêm và treo mũ trước cửa để báo hiệu cho những người khác. Tuy nhiên, ai trong số đó trở thành bạn đời không phụ thuộc vào việc có con hay không. Riêng cách diễn đạt “bạn đời” cũng là hơi phóng đại, vì đàn ông ở đây chính xác chỉ đóng vai trò phối ngẫu. Cặp đôi cũng chẳng bao giờ sống hay thề nguyền với nhau.
Phụ nữ sở hữu và thừa hưởng gia sản, ruộng đất, làm nông, nấu nướng, dọn dẹp và chăm sóc con. Đàn ông lao động nặng như cày ruộng, xây dựng, sửa nhà và giết mổ gia súc, tham gia thực hiện các quyết định lớn dưới sự chỉ đạo của cụ bà trưởng tộc. Việc ưu tiên của họ là chăm sóc và thay tã cho các cháu. Nếu một dòng họ không thể có con hoặc chỉ có con trai, họ sẽ nhận nuôi từ một gia đình khác không chung huyết thống.
Tuy nhiên, kể từ khi du lịch phát triển như vũ bão trong những năm 1990, cuộc sống của thế hệ trẻ Mosuo bắt đầu thay đổi. Người Hán làm đường, xây dựng sân bay, khách sạn, cung cấp không chỉ việc làm mà còn đưa nền văn minh hoàn toàn trái ngược tới vùng đất hẻo lánh này.
Rất nhiều chàng trai, cô gái Mosuo bắt đầu sống kiểu phương Tây. Họ yêu, kết hôn với người ngoại tộc, sống riêng cùng vợ chồng và con cái ở những thị trấn lớn hơn. Tuy nhiên, khi về quê họ vẫn tuân thủ phép tắc phục tùng các cụ, bà ngoại.
Bình đẳng giới đang dần nổi lên tại Trung Quốc, chống lại tư tưởng cho rằng những phụ nữ 27 tuổi độc thân là “hàng hết đát”. Có lẽ, những người Mosuo này sẽ gây ảnh hưởng và đem lại cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống đơn thân, hoặc sẽ mất dần truyền thống đặc sắc suốt 2.000 năm qua chỉ trong 30 năm tới.
Với sự áp đảo của nền văn hóa mạnh hơn, dân số đông hơn, mô hình xã hội mẫu hệ cũng có thể bị coi là lạc hậu y như tư tưởng trọng nam khinh nữ phổ biến ở châu Á.