Sợ hãi thực sự là một công cụ giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm. Nó là một phần của một cơ chế sinh tồn trong quá trình tiến hóa. Khi chúng ta cảm thấy sợ hãi, tuyến thượng thận giải phóng adrenaline vào trong máu làm tăng lưu lượng máu và oxy đến cơ bắp tôi để chúng ta có thể chạy nhanh hơn và làm giãn đồng để chúng ta có thể nhìn rõ hơn mọi thứ ở xung quanh. Ở trạng thái này, các giác quan và phản xạ của chúng ta trở nên nhanh nhạy hơn và nó dễ dàng giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm thực sự.
Tuy nhiên, những phản ứng này chỉ hữu ích khi chúng ta phải đối mặt với những nguy hiểm thực sự về thể chất. Chúng không mang lại lợi ích gì khi chúng ta đối mặt với những nguy hiểm trong sự tự nhận thức mà thực sự không gây ra bất kỳ tổn hại thể chất nào.
Những nỗi sợ hãi như vậy bao gồm: Sợ nói trước đám đông, sợ thua thiệt, sợ thất bại, sợ mất mát, sợ thay đổi, sợ bị phán xét, sợ bị sỉ nhục, sợ bị tổn thương và nhiều nỗi sợ khác nữa. Dưới đây là 4 lý do tại sao bạn nên vượt qua nỗi sợ hãi.
Sợ hãi làm giới hạn tiềm năng của bản thân
Bạn là một người chú trọng đến sự phát triển cá nhân để trở thành một người tốt hơn và muốn sống một cuộc sống tốt nhất. Tuy nhiên, sự sợ hãi đã giới hạn tất cả những điều đó, nó ngăn cản bạn phát triển và đạt được sự tiến bộ trong cuộc sống. Chừng nào bạn còn cố thủ trong vùng đất sợ hãi, bạn không thể đạt đến cấp độ nhận thức cao hơn.
Khi bạn để những suy nghĩ, cảm xúc và quyết định của mình bị điều khiển bởi nỗi sợ hãi, bạn sẽ trở thành nô lệ của sự sợ hãi. Có những người để nỗi sợ hãi thúc đẩy suy nghĩ, cảm xúc, quyết định và hành vi đến nỗi cuộc sống của họ trở nên phụ thuộc vào nỗi sợ hơn là những mong muốn của riêng họ.
Chẳng hạn, một người sợ thay đổi sẽ trở nên sợ hãi mỗi khi có những thay đổi trong cuộc sống và họ cố gắng để duy trì hiện trạng và bảo vệ ảo tưởng về sự an toàn. Họ sống trong những phản ứng với sự sợ hãi, thay vì chủ động dẫn dắt cuộc sống của mình. Chừng nào chúng ta còn phản ứng với nỗi sợ hãi, chúng ta không thể thúc đẩy tối đa tiềm năng của mình.
Bạn không bao giờ có thể hoàn toàn chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi
Có thực tế rằng, bạn không bao giờ có thể hoàn toàn chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi. Bạn càng chạy trốn thay vì đối phó với nó, nỗi sợ hãi sẽ luôn ở đó, ám ảnh trong mọi việc bạn làm. Chạy trốn chỉ mang lại cho bạn ảo tưởng về sự an toàn trong chốc lát và cũng chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó mà thôi.
Khi điều đó xảy ra, bạn hoặc phải học cách đối phó với nó, hoặc giảm bớt sự xuất hiện của nó mãi mãi và trở thành một phần của con người bạn. Vì bạn phải đối phó với nỗi sợ hãi vào một lúc nào đó, hãy học cách vượt qua nỗi sợ ngay bây giờ, thay vì tránh né hết lần này đến lần khác chỉ để đối phó với nó. Điều đó không mang lại giá trị gì ngoài việc bạn đang làm cạn kiệt cảm xúc, lãng phí thời gian và năng lượng để tránh nỗi sợ hãi.
Sợ hãi là một sự lãng phí năng lượng
Mỗi khi bạn dành thời gian để vật lộn trong nỗi sợ hãi, bạn đang gieo một hạt giống làm nảy sinh những suy nghĩ tương tự tiếp theo. Bạn càng làm điều đó, bạn càng nhận lại được nhiều nỗi sợ hơn. Thay vì bình tĩnh xử lý tình huống và xác định hợp lý các giải pháp và cách thức tiến về phía trước, bạn đang lãng phí năng lượng vào một thứ không mang tính xây dựng.
Bạn cũng nên nhớ rằng cứ mỗi giây phút sợ hãi, bạn lại làm mất một khoảng thời gian cho những suy nghĩ và cảm xúc tích cực, thứ có thể lan truyền và mang lại rất nhiều những hiệu ứng tích cực khác khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Vậy bạn muốn dành thời gian và năng lượng của mình như thế nào - hạnh phúc và tích cực hay tiêu cực và sợ hãi?
Sự sợ hãi xâm chiếm tất cả tâm trí của bạn
Có nỗi sợ về tinh thần cũng giống như để bản thân sợ hãi bởi một con bù nhìn, nó có vẻ đáng sợ nhưng thực sự vô hại. Nỗi sợ tinh thần dựa trên sự nguy hiểm tạo nên trong tâm trí bạn. Nỗi sợ hãi này xuất hiện bởi vì bộ não nhận thức rằng những mối nguy hiểm vô hình này là những mối nguy hiểm thực sự cơ thể, trong khi chúng không có .
Chẳng hạn nỗi sợ hãi khi nói chuyện trước đám đông là một ví dụ. Nói trước đám đông là nỗi sợ được xếp hạng hàng đầu ở rất nhiều người, thậm chí còn hơn cả tử vong hoặc bệnh tật. Tại sao mọi người sợ nói trước công chúng? Trên thực tế, nói trước đám đông không hề dẫn đến tổn hại về thể chất dưới bất kỳ hình thức nào.
Nỗi sợ hãi xuất hiện không phải do những tác hại về thể chất mà từ suy nghĩ rằng mọi người sẽ đánh giá, chê bai và bị từ chối. Những nỗi sợ hãi này là tất cả trong tâm trí khiến bạn quên bài phát biểu, bài thuyết trình bị sai hay khiến người nghe cảm thấy nhàm chán.