Logo Saostar - Special
SPECIAL

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Chia sẻ
Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Chiều một ngày cuối năm 2019, thi thoảng lại có người đến gõ cửa Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia. Họ đến đây để đăng ký hiến tạng để nếu một ngày mai không may xảy ra chuyện gì họ có thể trao gửi một phần bộ phận thân thể mình cho những số phận kém may mắn khác. Với ông Nguyễn Hoàng Phúc cũng như nhiều cán bộ công tác tại Trung tâm, chưa bao giờ nơi đây lại tiếp nhận được số lượng người đến đăng ký hiến tạng nhiều như hai năm qua.

Có lẽ trong cuộc đời mình, ông Nguyễn Hoàng Phúc cũng như nhiều cán bộ công tác tại Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia sẽ không quên được những câu chuyện về những người từng hiến tạng. Với ông Phúc, mỗi ca điều phối hiến tạng là một câu chuyện mà không thể kể hết được bằng lời. Nếu không đủ trái tim rộng mở cảm nhận sự yêu thương, sự tử tế và tình người thì không thể cảm nhận được những câu chuyện như thế.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Tại chính căn phòng nhỏ rộng vài mét vuông nơi làm việc, ông Phúc từng chứng kiến những câu chuyện mà mỗi lần nhắc lại là một lần xúc động. Đó là câu chuyện về anh Dương Hồng Quý ở TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình ra đi ở tuổi 44 nhưng những gì anh để lại còn sống mãi trong lòng nhiều người.

Anh Dương Hồng Quý có một gia đình rất hạnh phúc, giàu có. Người con trai cả chuẩn bị tốt nghiệp Học viện An ninh, con trai thứ học cấp 3, vợ anh là chị Hoàng Thanh Phương rất trẻ trung, xinh đẹp… Ấy vậy có ai lường trước tai biến đến lúc nào? Anh Quý ra đi lúc mới 44 tuổi.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Năm 2018, anh Quý phát hiện mình mắc bệnh về mạch máu não. Lúc mổ xong lần thứ nhất, anh nói với vợ con nếu sau này anh chết thì nhớ hiến tạng. Nghe chồng nói chị Phương đã phản ứng: “Sao anh lại nói thế, gia đình đang nỗ lực hết khả năng cứu anh lại nói điềm gở như vậy?”.

Chị phản đối rồi gạt đi với mong muốn chồng sớm hồi phục. Anh Quý sau đó đã nói tâm nguyện của mình với hai người em rể. Anh tâm sự nếu không may ra đi thì nhớ thực hiện di nguyện của anh bởi anh xem câu chuyện của bé Hải An, câu chuyện của thiếu tá Lê Hải Ninh (từng hiến giác mạc, hiến tạng trước đó). Anh Quý hiểu và nghĩ được chuyện đó, đặc biệt khi anh đang mang trong mình trọng bệnh.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Trước khi lên bàn mổ lần 2, anh vẫn kịp làm cho hàng xóm xung quanh những chiếc ghế để mọi người nghỉ ngơi những lúc tập thể dục. Sau ca mổ kết quả không thành công, biết chồng không thể qua khỏi khi bị chết não, vợ anh Quý mới chấp nhận, đồng ý hiến tạng. Trong trường hợp đó, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cũng tiếp nhận gần như tất cả tạng, giác mạc của anh Quý.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

“Có 5 người nhờ tạng của anh Quý hiến đã được cứu sống. Đặc biệt trong đó có cháu bé 16 tuổi được nhận lá phổi từ anh Quý. Cháu bé cũng là một trường hợp đặc biệt bệnh viện trả về. Hôm đó bệnh viện trả về cháu về vì không có phổi thay thế, ra viện coi như là xong. Khi mới ra cổng viện cháu chịu không nổi thế là bố mẹ quay lại nhập viện. Vừa đó hay tin có lá phổi có thể ghép được thế là chuyển ngay đến Bệnh viện Việt Đức để đánh giá.

Lúc đó căng thẳng vô cùng, ai dám khẳng định ca mổ sẽ thành công. Cả ekip bệnh viện đã có một quyết định cân não: nếu ca ghép thành công là ước mơ của cả hệ thống y tế, cả bệnh viện. Tuy nhiên nếu ca ghép tạng không thành công thì sẽ thế nào? Thứ hai tiền đâu để ghép cho cháu, nhà còn không đủ ăn… Có tạng ghép rồi giờ chi phí vô cùng tốn kém lên đến hàng tỷ đồng phải làm sao? Cuối cùng Ban giám đốc Bệnh viện quyết định ghép cho bé vì không ghép chắc chắn cháu sẽ chết. Ghép thì cơ hội sống là 50-50.

Đây là ca đầu tiên các bác sĩ của BV Việt Đức thực hiện thành công kỹ thuật ghép 2 phổi. Sau ca ghép sức khỏe của bệnh nhân tiến triển thuận lợi, các thông số chuyên môn liên quan đến phổi ghép đều tiến triển tốt”, ông Nguyễn Hoàng Phúc kể lại.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Sau khi ghép xong, truyền thông báo chí cũng tiếp cận về hoàn cảnh của cháu bé đặc biệt này. Chính gia đình của anh Dương Hồng Quý biết được và mong muốn quay trở lại gặp gia đình người nhận lá phổi nhưng lúc đó không gặp được. Mẹ của cháu bé may mắn nhận được lá phổi của anh Dương Hồng Quý sau đó đã gặp vợ của anh Quý chính tại phòng làm việc của của ông Phúc.

Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người vợ mất chồng, người mẹ có con được cứu sống từ tạng, đó đã cuộc hội ngộ vô cùng đặc biệt. Mọi người vẫn thường nghĩ gia đình người hiến tạng họ sẽ được nhận lại điều gì đó, thế nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Biết đến hoàn cảnh đặc biệt của gia đình cháu bé, vợ anh Quý cầm ra một phong bì trao cho người mẹ có con được hiến tạng của chồng mình với lời nhắn nhủ đầy xúc động ‘chị cầm lấy để nuôi cháu’. Hai người phụ nữ ôm choàng lấy nhau trong nước mắt. Họ là những người đồng cảm, họ rất yêu thương người thân của mình. Người phụ nữ mất chồng giờ có thêm tình yêu thương với đứa bé khác. Nếu không chứng kiến thì cho rằng đó là chuyện cổ tích nhưng xin thưa đó là câu chuyện có thực xung quanh chúng ta”, ông Phúc xúc động.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Sáng 22/2/2018, đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (ở thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị Dương nghẹn ngào đưa lời:

Anh ơi con em là bé Nguyễn Hải An (7 tuổi, 3 tháng) đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Các bác sĩ thông báo con chết não rồi không thể sống được nữa. Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…”.

Nghe xong cuộc điện thoại, ông Phúc như nghẹn đắng.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Một người mẹ mất con chỉ còn ít phút con sẽ ra đi mà còn đủ dũng cảm để gọi điện đến trung tâm thực hiện tâm nguyện của con, của chính mình. Nếu bạn là người nhận cuộc điện thoại đó bạn sẽ cảm xúc như thế nào. Đó không phải câu chuyện trên phim ảnh mà là câu chuyện đời thường. Nhờ giác mạc của bé Hải An mà hai người đã được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Nhờ Hải An mà đã mang lại nguồn cảm hứng với bao thế hệ. Dù Hải An đã ra đi những gì cháu để lại vẫn mãi hiện hữu trong cuộc đời này.

Tiếp đó là câu chuyện về bé Vân Nhi. Mẹ bé Nhi nói trong nước mắt: “Chị muốn con được hiến giác mạc con như bé Hải An”.

Khi chúng tôi vào gặp cháu trong giường bệnh cháu vẫn thở thoi thóp khuôn mặt đẹp như thiên thần. Chứng kiến cảnh con mình nằm đó nhưng vẫn nghĩ tới chuyện trao lại sự sống cho người khác, liệu rằng chúng ta ai cũng có đủ dũng cảm làm như vậy…

“Những người mẹ, người vợ… không phải họ không biết thương con, thương chồng mình mà họ yêu thương mình vô cùng. Vì sự yêu thương nhiều thế nên họ muốn con mình, chồng mình tiếp tục hiện hữu trong cuộc đời này, đem lại sự sống cho người khác đồng nghĩa với việc người thân mình còn sống, còn hiện hữu. Họ vẫn còn cơ hội gặp lại một phần cơ thể, một phần đâu đó…đó là sự hiểu biết cực kỳ sâu sắc, đó là sự yêu thương vô cùng vĩ đại”, Phó giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia nói đầy xúc động.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Hiến tạng cứu người là vậy thế nhưng nhiều người làm cha mẹ còn bị “miệng lưỡi thế gian” đồn đoán bán nội tạng con để kiếm tiền. Họ cũng đã phải đối diện với nhiều lời không hay từ người đời. Mặc qua tất cả họ đều không bận tâm và sống cuộc đời bình lặng với nguyện ước con mình, người thân mình được hiện hữu trên cuộc đời.

Con trai 20 tuổi không may gặp tai nạn giao thông chết não, ông Nguyễn Văn Sang (60 tuổi, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) cùng người thân phải chịu cảnh đầu bạc tiễn đầu xanh.

Trong nỗi đau tột cùng vì mất người con trai duy nhất, ông Nguyễn Văn Sang vẫn quyết định làm một việc phi thường đó là đồng ý hiến tạng của con để cứu 5 người không quen biết. Hình ảnh ông Sang với bộ quần áo bộ đội màu xanh cùng đôi dép tổ ong ngồi ký tờ giấy hiến tạng con trai khiến ai ai đều vô cùng cảm động.

Ông Sang cũng như những người cha, người mẹ khác sống cả đời chân chất, thuần phác chẳng bao giờ nghĩ một ngày đầu bạc tiễn đầu xanh sớm như vậy. Vậy mà phải chịu nỗi đau lớn hơn rất nhiều người khác. Sau khi hiến tạng con với ý nguyện duy nhất đó là cứu sống nhiều người để con ra đi không vô nghĩa thì đối diện lại miệng lưỡi thế gian vô cùng cay nghiệt. Có người bị đồn bán tạng con…”, ông Phúc bày tỏ.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Và gần đây nhất là câu chuyện chàng trai 19 tuổi ở Hiệp Hoà, Bắc Giang ra đi rất tuyệt đẹp. Chàng trai ấy không may bị chết não sau tai nạn. Dù rất đau đớn nhưng gia đình đã quyết định hiến tạng cho y học.

Từ tạng của nam thanh niên 19 tuổi hiến sau khi bị chết não, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) đã thực hiện một loạt ca mổ lấy - ghép đa tạng gồm tim, hai phổi, gan, hai thận; trong đó có 2 ca ghép rất đặc biệt, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam. Ca đặc biệt thứ nhất đó là ghép hai phổi đồng thì với mổ tim hở sửa chữa bệnh tim bẩm sinh (sửa tim - ghép phổi); ca thứ hai là ghép đa tạng gan và thận đồng thì.

“Khi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình thì rất tội. Bố chàng trai làm mộc, mẹ bị tiểu đường mất sức ở nhà, cậu này đi làm giúp đỡ gia đình nhưng tai nạn ập đến. Cách họ giúp cho con mình tiếp tục được sống đó là hiến tạng. Tiễn biệt con người mẹ cầm bó hoa cúc rải hoa, tự sự với con đầy xúc động ‘mẹ mang áo cho con để cho con thay áo về với gia đình nha con, em trai con vẫn nằm ở bệnh viện cấp cứu vẫn chưa biết tin con gặp nạn. Điện thoại của con, hình ảnh con đẹp lắm mẹ đút vào túi cho con đây, con về với mẹ với bố con nhé’. Người mẹ nghẹn giọng không nói nên lời…”, ông Phúc chia sẻ.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Ông Phúc cho biết, với những người đã hiến tạng cứu người tất cả những việc tri ân, nói những điều tốt đẹp bao nhiêu về họ cũng không đủ. “Đó là một hành động đáng trân trọng của bản thân cũng như chính những người thân trong gia đình họ. Nếu cho tạng thì nhiều người được sống. Đó là những câu chuyện mà ngành y tế phải đối diện hằng ngày. Đối diện với bệnh nhân ‘bác sĩ ơi cứu em với, cứu con em với, chồng em, con em còn trẻ quá không đáng để ra đi…”.

Ở Nhật Bản có một nguyên tắc không cần biết trước khi anh hiến tạng anh là ai, sau khi anh hiến tạng anh là người anh hùng. Luật pháp và xã hội trân trọng tôn vinh, thế giới cũng vậy. Vậy thì chúng ta có lý do gì để chúng ta đi ngược lại điều đó. Không cha mẹ nào muốn để con mình ra đi để nhận sự tôn vinh nào đó. Kể cả người mẹ tử tù họ cũng yêu thương con mình.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Tháng 6/2018, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia đã điều phối một trái tim từ Hà Nội tới Bệnh viện Trung ương Huế để cứu sống cháu bé 15 tuổi có trái tim to gấp 3 lần bình thường. Trái tim này của một nam thanh niên còn rất trẻ không may bị tai nạn. Các bác sĩ bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã hết lòng cứu chữa nhưng người thanh niên vẫn không thể qua khỏi. Anh rơi vào tình trạng chết não và trong thời điểm đau thương ấy, gia đình anh đã tình nguyện hiến tặng toàn bộ mô/tạng.

Sau khi khớp nối các thông tin trên “Danh sách chờ ghép Quốc gia”, xác định có 2 bệnh nhân nặng, đang cấp cứu ở Bệnh viện TW Huế và BV Chợ Rẫy đủ điều kiện tiếp nhận tạng khẩn cấp. Trung tâm ĐPGTQG đã quyết định điều chuyển trái tim của người thanh niên nói trên tới Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho bệnh nhân có chỉ số ưu tiên cao nhất - bệnh nhi 15 tuổi.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Tuy nhiên, vẫn còn một thủ thuật cuối để có thể kết luận trái tim của người hiến có ghép được cho cháu bé hay không đó là việc đọ chéo máu. Thông thường, trong một ca ghép tim như vây, các bác sĩ sẽ phải mang máu của người nhận ra nơi có người hiến để đọ chéo đồng thời chờ đợi để mang tạng về ghép cho bệnh nhân của mình. Đối với ca ghép này, do thời gian quá gấp, lịch bay không phù hợp nên kíp bác sĩ từ Bệnh viện Trung ương Huế không đủ thời gian để mang máu của bệnh nhân bay ra Hà Nội đọ chéo và lấy tạng.

Trong tình huống này, Giáo sư Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã quyết định để kíp y bác sỹ của Bệnh viện lấy trái tim sau đó đưa trái tim này từ Hà Nội vào Huế. Để kịp thời gian, Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia đã mang mẫu máu của người hiến bay vào Huế trước để thực hiện việc đọ chéo. Trong lúc chờ kết quả đọ chéo máu, trái tim người hiến vẫn được Trung tâm và kíp bác sĩ bệnh viện Việt Đức bắt chuyến bay tiếp theo vào Thành phố Đà Nẵng để chuyển tới Huế.

Bệnh viện Trung ương Huế đã chuẩn bị một chiếc xe cấp cứu đặc biệt với đầy đủ trang thiết bị để chờ đón trái tim. Để đáp ứng được yêu cầu về thời gian, các bác sĩ xác định sẽ phải thực hiện các thao tác ban đầu liên quan đến kíp ghép ngay trên xe. Chiếc xe cấp cứu về tới bệnh viện Trung ương Huế vào khoảng 23h15 phút ngày 13/6. Rất may, khi trái tim vừa về đến bệnh viện một vài phút cũng là lúc việc đọ chéo máu cho kết quả tốt.

Người nhận là bệnh nhi 15 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối, cháu mang một trái tim có kích cỡ khác thường khiến lồng ngực nhô cao. Bệnh nhi này nhiều lần phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Đến 2h47 phút ngày 14/6, trái tim đã chính thức đập lại trong lồng ngực của cháu bé. Đây là ca điều phối tim hy hữu phải dùng tới nhiều phương tiện vận chuyển và quãng đường vận chuyển phức tạp hơn các ca vận chuyển tim trước đây. Việc vận chuyển trái tim đã được sự hỗ trợ tối đa của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Đằng sau câu chuyện hiến tạng là câu chuyện về giáo dục đạo đức, luân lý, tình người. Chúng ta hãy tin vào nhân quả, sống tử tế thì tâm sẽ thiện, gặp nhiều người tử tế.

Ông Phúc cho biết, Trung tâm đón nhận những người vô cùng đặc biệt, họ đến đây đa phần là những người đăng ký hiến tạng, hoặc để cho tạng. Nhiều người đến đăng ký hiến tạng để ngày nào đó họ qua đời với tấm lòng rộng mở.

“Từng có một người đi bộ từ Cà Mau ra Lạng Sơn sau quay lại Hà Nội đăng ký hiến tạng. Câu nói của cậu ấy khiến mẹ mình thay đổi ý định. Cậu nói ‘mẹ có biết em họ của mình bị bỏng vôi hỏng mắt nếu có ai hiến giác mạc thì em nhìn được ánh sáng. Việc con đăng ký không phải con cho ngay bây giờ mà việc con đăng ký nếu không may một ngày nào đó con ra đi thì giác mạc con vẫn được thì con hiến cho những người mù. Biết đâu có người hiến em mình được cứu giúp’. Bà mẹ nghe xong liền đồng ý với việc làm của con trai mình”, Phó giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia nói.

“Hay có một bạn khuyết tật đi xe đạp từ Cà Mau ra Hà Nội với hành trình tuyên truyền vận động nhiều người hiến tạng. Khi hỏi tại sao lại quyết định hành trình này trong túi có 6 triệu đồng thì bạn kể câu chuyện bạn thân bị suy thận nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy không có thận để ghép. Ngày nhìn bạn mình ra đi mới thấy giá trị của cuộc sống quý giá thế nào?”.

Chuyện chưa kể về những người hiến tạng và cuộc chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử

Sau khi tiễn bạn về thế giới bên kia thì đã đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Khi có tấm thẻ trong tay rồi thì bạn ấy muốn làm gì đó và bạn ấy với 6 triệu trong túi đã quyết định hành trình xuyên Việt vận động nhiều người hiến tạng bằng cách phát tờ rơi. Bạn ấy đăng ký hiến tặng một quả thận khi còn sống cho bất kỳ người nào.

Tất nhiên, bạn ấy đủ các thông số đặc biệt để hiến được nhưng Trung tâm không tiếp nhận. Trung tâm chỉ tiếp nhận tâm nguyện của bạn ấy nhưng nguyên tắc một người muốn hiến khi còn sống phải đảm bảo các yếu tố về mặt sức khoẻ, thể chất, tinh thần. Đảm bảo rằng không ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ. Thế nhưng hiến xong rồi mà biến một người khoẻ mạnh thành một người bệnh thì đạo đức không cho phép, luật pháp không cho phép”, ông Phúc nói.

Ông Phúc cho rằng, trong cuộc đời này ai dám chắc trong tương lai không bị suy tạng. Tất cả các bệnh nhân đang bị suy tạng họ cũng chưa từng nghĩ vậy. Thế nhưng sinh lão bệnh tử không ai biết được sẽ xảy ra lúc nào. Khi chúng ta đã đặt bút đăng ký hiến tạng thì điều đó đã đem đến cho những bệnh nhân một niềm tin, một hy vọng rằng cả cộng đồng, cả xã hội đang quan tâm giúp người bệnh chờ đến ngày có tạng để ghép. Giúp những người bị suy tạng có niềm tin vào cuộc đời này.

Những người đăng ký hiến tạng hạnh phúc từ trong tâm của họ, tự làm cho mọi người hạnh phúc. Nếu một ngày nào họ ra đi tạng họ còn sử dụng được. Sự tử tế trội lên, bằng sự tử tế đó lan toả ngay trong chính gia đình, dòng họ, xã hội… cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

Chúng ta đang viết nên dòng chảy văn hoá tận hiến, một dòng chảy hiểu biết, yêu thương đồng loại. Hôm nay chúng ta ngồi đây nói về nhau còn khoẻ mạnh nhưng không dám chắc ngày mai chúng ta không ốm đau bệnh tật. Nếu tất cả chúng ta không nghĩ đến chuyện hiến tạng thì nhỡ người thân của chúng ta sau này ai là người cho tạng. Nếu không may gặp nạn chết não chuyện hiến tạng là hoàn toàn bình thường thì rất rất nhiều bệnh nhân có cơ hội được cứu sống. Có phải chúng ta đang làm chuyện tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Vậy tại sao phải sợ, phải nhìn góc nhìn tiêu cực…”, ông Phúc chia sẻ thêm.

Từ những câu chuyện của bé Hải An, bé Vân Nhi, anh Dương Hồng Quý, thiếu tá Lê Hải Ninh… hành trình của những trái tim và sự tử tế đã lan tỏa khắp cộng đồng. Chưa bao giờ số lượng người đăng ký hiến tạng tại Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia lại nhiều như hai năm qua. Ông Phúc cũng hy vọng rằng số lượng ấy sẽ tiếp tục tăng dần theo năm tháng để nối dài sự sống cho nhiều người khác….