Từ sáng sớm nhiều hộ gia đình ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình di chuyển tàu bè vào nơi trú ẩn cũng như gia cố nhà cửa trước khi bão đổ bộ.
Ngư dân Sầm Sơn hối hả kéo bè mảng lên bờ tránh bão Sáng 14/9, hàng nghìn ngư dân đánh bắt gần bờ bằng phương tiện bè mảng ở Sầm Sơn (Thanh Hoá) dừng ra khơi. Họ tập trung di chuyển bè mảng, ngư lưới cụ lên bờ tránh bão.
Bão số 10, tên quốc tế Doksuri. Cơn bão được đánh giá là mạnh nhất trong vài năm trở lại đây, với cấp độ thiên tai là cấp 4, dự báo đổ bộ vào miền Trung vào trưa đến chiều 15/9.
Sáng 14/9, ngư dân ở các phường Quảng Cư, Trung Sơn, Bắc Sơn,… đã cùng nhau di chuyển hàng nghìn chiếc bè mảng lên dọc hai bên vỉa hè đường Hồ Xuân Hương. Ảnh: Nguyễn Dương.
Tại TP Sầm Sơn, hàng nghìn ngư dân đánh bắt gần bờ bằng phương tiện bè mảng dừng ra khơi. Họ tập trung di chuyển bè mảng, ngư lưới cụ lên bờ tránh bão. Không khí ứng phó bão số 10 của các ngư dân rất khẩn trương. Ảnh: Nguyễn Dương.
Người dân chằng chống nhà cửa đón bão số 10 Sáng 14/9, người dân Hà Tĩnh tìm cách chằng chống, gia cố nhà cửa. Cơn bão được cho là mạnh nhất trong vài năm qua dự kiến đổ bộ vào trưa 15/9.
Sáng 14/9, người dân Hà Tĩnh đang tất bật với những phương án chằng chống cơn bão số 10 được xem là mạnh nhất trong nhiều năm. Ảnh: Phạm Trường.
Từ sáng sớm nhiều hộ gia đình đã lấy đất, cát đổ vào bao tải, mang lên mái nhà, mái tôn chằng chéo tránh bị tốc mái. Bà Nguyễn Thị Quế (51 tuổi) trú xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết gia đình còn hai ông bà, nghe đài báo bão, từ sáng hai vợ chồng phải dùng cát bỏ vào bao bì mang lên đặt trên mái nhà, tránh bị tốc mái khi bão vào. “Năm nào cũng thế, nghe bão là gia đình tôi lại mang cát, đất bỏ vào bao đặt khắp mái nhà”, bà Quế nói. Ảnh: Phạm Trường.
Tại vùng biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), nhiều ngư dân cũng đang tất bật cho việc neo đậu tàu thuyền, thu dọn dẹp ngư cụ tránh trú cơn bão số 10 sắp đổ bộ. Ảnh: Phạm Trường.
Ông Nguyễn Văn Hậu, trú xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết gia đình ông mới ra khơi khoảng 3 ngày, nhận được thông tin báo bão mạnh nên phải cho thuyền quay trở vào bờ để tránh trú. Ảnh: Phạm Trường.
Người dân Cửa Hội chằng chéo hàng quán, sơ tán tài sản đón bão số 10 Sáng 14/9, hàng trăm người ven biển Cửa Hội (Nghệ An) tập trung gia cố, chằng chéo hàng quán, sơ tán tài sản
Tại Nghệ An, người dân cũng mau chóng di chuyển các đồ đạc có giá trị tại các nhà hàng ven biển. Ảnh: Phạm Hòa.
Mái tôn cũng được người dân chằng chống tránh tốc mái. Ảnh: Phạm Hòa.
Người dân Cửa Hội gia cố nhà cửa trước khi bão về. Ảnh: Phạm Hòa.
Tại Quảng Bình, người dân cũng di chuyển tới nơi an toàn. Ảnh: Văn Được.
Tàu thuyền được đưa vào nơi an toàn trú bão. Ảnh: Văn Được.
Thượng tá Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng Công an huyện Hương Sơn cho biết sáng nay, (14/9) đơn vị đã điều động 50 cán bộ, chiến sĩ xuống hỗ trợ giúp người dân gặt lúa tại các xã Sơn Ninh, Sơn Lệ. Ngoài ra còn có thêm lực lượng thường trực cùng người dân phòng chống thiệt hại, đặc biệt tại vùng có lũ ống lũ quét như Sơn Kim 1, Sơn Kim 2. Ảnh: Phạm Trường.
“Bão sắp đến nhưng nhiều diện tích lúa của người dân còn đang ngoài đồng nên đơn vị đã huy động cán bộ, chiến sĩ gặt lúa giúp người dân”, thượng tá Tuệ nói. Trưa cùng ngày, hơn 10ha lúa và hoa màu được các cán bộ công mang vác về tận nhà giúp bà con. Công an huyện cũng sẵn sàng lực lượng, chuẩn bị phương tiện di dời dân khi cần thiết cho người dân khi bão đổ bộ.Ảnh: Phạm Trường.
Gió giật mạnh kèm theo mưa to trước bão số 10 ở Huế Trước khi bão số 10 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, vùng biển Thừa Thiên - Huế có mưa to kèm theo gió giật mạnh. Nhiều xe máy của người dân bị ngã khi lưu thông qua cầu.
Từ hình ảnh thanh lịch, Á hậu Bùi Khánh Linh chuyển sang phong cách quyến rũ với những mẫu váy áo cắt xẻ sâu chỉ trong thời gian ngắn nhập cuộc Miss Intercontinental 2024.