Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nạn nhân thoát khỏi thảm cảnh vỡ đập thủy điện tại Lào: 'Tôi ôm con trong tuyệt vọng, lúc đó chỉ biết khóc thôi'

Yến Nguyễn (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

"Tôi ôm con trong tuyệt vọng và nghĩ mình chết đi chẳng sao nhưng còn con, bố mẹ già ở quê nhà... Nếu lỡ như tôi mất đi, không biết con cái tôi sẽ sống ra sao, hoặc ngược lại thì chẳng biết tôi sẽ như thế nào? Khi đó chỉ biết khóc thôi", một nạn nhân nghẹn ngào kể lại.

Theo Vientiane Times thông tin, vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy (tỉnh Attapeu, Lào) đã khiến 1.300 ngôi nhà chìm trong nước lũ và hơn 6.600 người dân buộc phải di tản đến nơi an toàn.

Hiện, chính quyền tỉnh Attapeu đã kêu gọi đoàn thể, các tổ chức chính quyền, doanh nghiệp, cảnh sát, quân đội hỗ trợ quần áo, thực phẩm, thuốc men cho các nạn nhân bị ảnh hưởng do vỡ đập.

Vụ vỡ đập khiến 1.300 ngôi nhà chìm trong nước lũ. Ảnh: VNE.

Trước tình hình vỡ đập thủy điện nói trên, những người dân Việt Nam đang làm việc tại Lào cũng bị mắc kẹt, cô lập. Nhớ lại giây phút thoát khỏi thảm họa vỡ đập thủy điện, chị Vy thị Thoa (37 tuổi, quê Thanh Hóa) đang nằm điều trị tại Bệnh viện huyện Sanamxay vẫn chưa hết bàng hoàng.

Chia sẻ với báo Người Lao động, chị Thoa cho biết, chị cùng chồng con qua Lào sinh sống được 5 năm, căn nhà cách đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy (Lào) chưa đến 6km.

Chị Vy Thoa kể lại: “Sau khi bị ngắt điện là lũ ập về, vợ chồng tôi vội vàng ôm con lên nóc nhà trú ngụ, khi đó kêu cứu nhưng không có ai nghe thấy, chỉ biết là đợi chết thôi. Từ 11h đêm đến 12h trưa hôm sau, cả 1 ngày như vậy, gia đình không ăn uống gì cả.

“Tôi ôm con trong tuyệt vọng và nghĩ mình chết đi chẳng sao nhưng còn con, bố mẹ già ở quê nhà… Nếu lỡ như tôi mất đi, không biết con cái tôi sẽ sống ra sao những ngày tháng sau đó, hoặc ngược lại thì chẳng biết sẽ như thế nào? Khi đó tôi cũng chẳng nghĩ được gì nhiều, chỉ biết khóc thôi”.

Chị Vy Thoa kể lại giây phút thoát nạn. Ảnh: báo Người Lao Động.

Cũng theo chị Thoa, trước đó vài giờ, gia đình chị Thoa có nhận được điện thoại thông báo sẽ xả lũ nhưng chị nghĩ không nghiêm trọng đến mức này.

Cũng là 1 nạn nhân thoát khỏi thảm họa vỡ đập thủy điện, chia sẻ với Dân Trí, chị Cao Thị Tương (công nhân làm ở Attapeu, Lào, nhà ở Đắk Lắk) có mặt tại cửa khẩu Bờ Y, cho biết, lúc chị đang làm ở trong nông trường cách thủy điện một con sông thì nghe thông báo nước sông dâng lên cuồn cuộn và hô hào mọi người chạy ngay lên vùng cao.

Thấy vậy, chị Tương vội vàng chạy cùng mọi người lên vùng đất cao tránh lũ. Không lâu sau nhìn lại, chị chỉ thấy vùng đất đã thành một biển nước mênh mông. Do ở xa thủy điện nên chị may mắn không bị nguy hiểm.

Khoảng 6.600 người bị ảnh hưởng trong vụ vỡ đập ngây ngập úng nghiêm trọng. Ảnh: Zing.vn.

Bà Bùi Thị Lịch (người bán hàng gần Trạm kiểm soát về nội địa cửa khẩu Bờ Y) cho biết: “Lượng người về nước rất đông. Ban đầu không rõ chuyện gì, sau nghe nói vỡ đập thủy điện nên nhiều người phải về quê tránh lũ”.

Theo Thanh Niên, ngày 25/7, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã cử đội cứu nạn gồm 10 bác sĩ, y tá với đầy đủ thuốc men và thiết bị đã có mặt tại khách sạn Hoàng Anh Attapeu để phối hợp cùng đoàn cứu trợ của chính phủ Lào hỗ trợ người dân gặp nạn.

Trong khi đó, hàng hóa cứu trợ của Hoàng Anh Gia Lai gồm 50 tấn gạo, 100.000 gói mì tôm, 5 tấn cá khô, 2.000 bộ quần áo cùng nhiều trang thiết bị cứu nạn khác đã qua biên giới Việt - Lào. Dự kiến tối nay khoảng 19 giờ toàn bộ lương thực và thiết bị cứu nạn sẽ được chuyển đến Attapeu để bàn giao cho Ủy ban cứu trợ của chính phủ Lào.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm