Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Lễ tình nhân ảm đạm ở Mỹ sau lệnh cấm nhập cư của tổng thống Trump

Chia cách, lo sợ và cô đơn là những gì mà cộng đồng người nhập cư ở Mỹ đang phải trải qua trong những ngày cả thế giới hân hoan với lễ tình nhân.

Những câu chuyện được chia sẻ trên tờ New York Times, một đầu báo nổi tiếng tại Mỹ về cuộc sống hôn nhân, những trắc trở trong tình cảm của nhiều cặp đôi gốc Hồi giáo sau lệnh tạm cấm nhập cảnh của tân tổng thống Donald Trump tuy chưa phải là tất cả nhưng cũng đã nói lên được phần nào bức tranh toàn cảnh về số phận những người đến từ các quốc gia có trong danh sách cấm.

Lễ tình nhân ảm đạm ở Mỹ sau lệnh cấm nhập cư của tổng thống Trump Ảnh 1

Vị hôn phu của Osman Nasreldin vừa bị cấm nhập cảnh vào đất nước Mỹ.

“Thiên đường có nghĩa lý gì khi bạn sống ở đấy mà không có người mình yêu thương?” - Osman Nasreldin đã hỏi như vậy khi vị hôn phu của anh, một công dân SudanSudan vừa bị cấm nhập cảnh vào đất nước Mỹ.

Phải mất tận 11 ngày cầu cứu các luật sư, khẩn thiết trình bày với các quan chức nhập cư, thậm chí cố gắng đặt vé một chiều để trở về khi đã gần như mất hết hy vọng, Osman mới được đoàn tụ với tình yêu của đời mình.

Sarah Fadul, người yêu của anh đã bị bắt giữ ở sân bay quốc tế Dulles (Washington, Mỹ) sau chuyến bay từ Sudan đến Mỹ và bị buộc phải lên máy bay trở về Châu Phi. Tấm giấy thông hành mà cô mất cả một năm mới nhận được bị lạnh lùng đóng dấu: “Huỷ”

May mắn hơn nhiều cặp đôi tuyệt vọng khác, họ đã được đoàn tụ trong một buổi chiều tà khi lệnh cấm công dân đến từ 7 quốc gia nhâp cư vào Mỹ bị tạm hoãn. Nhưng mọi thứ vẫn chưa thể chắc chắn, bình yên với những cặp đôi có vợ/chồng là người Hồi giáo đến từ Trung Đông hoặc Châu Phi vẫn còn là một mơ ước lớn trong thời điểm này.

Hỗn loạn, mệt mỏi và phải đưa ra nhiều quyết định có khả năng thay đổi cuộc đời là những gì mà các cặp đôi này đang chịu đựng trong biến động luật pháp và nỗ lực tìm cách thay đổi hệ thống nhập cư dưới thời tổng thống Trump. Những cư dân Mỹ có vợ/chồng đến từ Sudan hoặc Syria đang băn khoăn giữa việc ra đi hay ở lại một đất nước không chào đón sự có mặt của mình. Một Valentine buồn đang trôi qua với nhiều đám cưới bị huỷ bỏ, những đơn đặt hàng áo cưới đã không còn có giá trị.

Có nhiều cặp đôi đã quen với việc yêu xa từ trước. Họ gặp nhau qua mạng, trong những chuyến công tác hay những lần về thăm quê hương. Khi được hỏi về những thay đổi trong sắc lệnh nhập cư, họ cho biết chắc chắn sẽ cố gắng nỗ lực hết mình để vượt qua giai đoạn khó khăn này, hy vọng một ngày nào đó có thể đoạn tụ và sống hạnh phúc với nhau trên đất Mỹ.

“Mọi thứ còn rất vô định” là điều mà Guy Croteau, một nhà tâm lý học ở Boston đã nói. Một nửa của ông, M - một người Iran mà Croteau đã quen qua mạng xã hội và đính hôn sau chuyến du lịch đến Istanbul và Malaysia. Những tưởng hạnh phúc sẽ kéo dài mãi khi M được cấp visa dành cho hôn phu/hôn thê đến Mỹ có giá trị đến tháng 7/2017, M là 1 trong 30.000 người nhận được giấy thông hành loại này mỗi năm. Tuy nhiên cả M và Croteau đều không chắc chắn về tương lai khi lệnh tạm hoãn cấm nhập cư trong 90 ngày kết thúc. Ông lo lắng về tương lai của người yêu mình khi ở Iran, vấn đề đồng tính vẫn là điều nhạy cảm và không được ủng hộ.

Không may mắn như những cá nhân đã được đoàn tụ, chuyện tình cảm của Olivia CrossMichelle Brady, những phụ nữ Mỹ với người Hồi giáo lại không được viên mãn như vậy.

Khi Abedi, chồng của Olivia không được phép nhập cảnh vào đất Mỹ thì Olivia có thể cũng không được phép đến Iran, quê hương của chồng nếu lệnh cấm người Mỹ nhập cảnh được Iran áp dụng.

Lễ tình nhân ảm đạm ở Mỹ sau lệnh cấm nhập cư của tổng thống Trump Ảnh 2

Giữ liên lạc với chồng qua máy tính, đó là tất cả những gì Olivia Cross có thể làm vào lúc này.

“Tôi cảm thấy như, dù cho mình có cố gắng cách mấy, mọi đường đi đều đã bị chặn. Chúng tôi chỉ muốn được sống bên nhau thôi nhưng sao thật khó.”

Lễ tình nhân ảm đạm ở Mỹ sau lệnh cấm nhập cư của tổng thống Trump Ảnh 3

Cách đây không lâu, họ đã từng rất hạnh phúc bên nhau…

Còn với Michelle Brady, cô và con trai 21 tháng tuổi của mình hiện tại chỉ có thể liên lạc với chồng qua mạng khi chồng cô, một công dân gốc Sudan vừa trải qua cuộc phẫu thuật tim tại Ba Lan và hiện không thể trở lại nước Mỹ. Cậu bé gần hai tuổi đã khóc oà mỗi lần nhìn thấy mặt cha mình qua màn hình điện thoại. Brady cho biết, cô không chắc về khả năng đoàn tụ gia đình của mình trong tình hình này.

Lễ tình nhân ảm đạm ở Mỹ sau lệnh cấm nhập cư của tổng thống Trump Ảnh 4

Những dòng tin nhắn đầy cảm động của cặp vợ chồng ly biệt…

Với cặp vợ chồng Jehan MouhsenKhaled Almilaji, mọi thứ còn bi kịch hơn khi vợ thì đang mang thai còn chồng lại mắc kẹt ở một nơi rất xa. Sau khi kết hôn vào tháng Bảy rồi ổn định cuộc sống một tháng sau đó thì Almilaji phải đến một nơi rất xa ở Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria để công tác… và ông đã không thể trở lại với vợ con mình.

Lễ tình nhân ảm đạm ở Mỹ sau lệnh cấm nhập cư của tổng thống Trump Ảnh 5

Quay quắt với câu hỏi làm sao để có thể đoàn tụ,…

Chỉ biết quan tâm, chăm sóc qua những tin nhắn và cố gắng bằng mọi giá để xin visa trở về Mỹ, tuy nhiên mọi thứ vẫn bặt vô âm tín.

Bất kể mọi nỗ lực, cống hiến mà những người gốc Hồi giáo đã mang đến cho đất Mỹ, họ vẫn không thể vượt qua sự khắc nghiêt của sắc lệnh mới. Không chỉ bản thân mà cả gia đình, những người họ yêu thương cũng chịu nhiều ảnh hưởng có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống. Một Valentine không yên ả đang diễn ra trên đất Mỹ, biến động như chính tâm hồn những người đang kẹt giữa hai bờ biên giới…

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Mộc Lâm

Được quan tâm

Tin mới nhất
Nàng hậu 9X chia sẻ về hành trình giữ dáng 'kỳ lạ' gây tò mò