Trước đó, khi đi đại tiện tại nhà, T. phát hiện có vật trắng trong phân, chị L.P.Th. (27 tuổi, ngụ tại TP HCM, hiện là giáo viên) không biết là gì nên cẩn thận gói lại đến đến phòng khám của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM khám bệnh.
Sau khi chị T. đến Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TP.HCM kiểm tra sức khỏe thì một đốt sán bất ngờ rơi ra khỏi người.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán chị T. bị nhiễm sán dây nên dùng thuốc để xổ.
Báo Dân Trí cho biết, Viện đã tiến hành khai thác bệnh sử không ghi nhận những bất thường có nguy cơ cao bị nhiễm giun sán trong ăn uống, sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tuy nhiên, qua các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm sán dây nên tiến hành phương pháp xổ sán bằng thuốc.
Sau 3 giờ chờ đợi, ở lần đi cầu thứ nhất đốt sán đầu tiên có chiều dài khoảng 20cm được tống ra khỏi cơ thể, sau đó bệnh nhân đi cầu lần 2 thì toàn bộ phần còn lại dài khoảng 5m được đẩy ra ngoài qua.
Được biết, từ trước đến nay tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng, TPHCM đã từng xổ được một con sán có chiều dài khoảng 6m trong cơ thể bệnh nhân nam. Đây là con sán dây có chiều dài “khủng” đứng thứ hai được xổ ra ngoài thành công. Một trường hợp khác sau khi xổ bắt được 2 con, mỗi con có chiều dài hơn 2m.
Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng, TPHCM là nơi tiếp nhận khám và điều trị cho những trường hợp bị nhiễm giun sán nói riêng và các loại ký sinh trùng nói chung cho người bệnh. Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Viện phát hiện khoảng 3 đến 5 trường hợp nhiễm sán cần điều trị.
Bác sĩ khuyến cáo, cách đơn giản nhất để phát hiện nhiễm sán lợn trưởng thành là khi thấy đốt sán tự bò ra hậu môn hoặc rụng theo phân khi đi ngoài. Khi đó cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, dùng thuốc xổ đúng loại, đúng liều.
Để phòng bệnh, trong sinh hoạt hàng ngày tốt nhất nên ăn chín uống sôi, rửa vệ tay trước và sau khi đi vệ sinh.