Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Khi chợ là 'quê hương mang theo' của những người xa xứ

Cường Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Nhiều cư dân của Sài Gòn có lẽ đã khá quen thuộc với cái tên chợ Bà Hoa. Bên cạnh việc “chuyên trị” những đặc sản Quảng Nam, đây còn được coi là “quê hương mang theo” của những con dân đất Quảng vào Nam lập nghiệp.

Ở Sài Gòn, không khó để có thể kể tên những ngôi chợ được tạo dựng bởi những cộng đồng lưu dân tìm đến đây lập nghiệp. Tuy nhiên, theo biến thiên của thời cuộc, đến nay gần như chỉ còn chợ Bà Hoa của cộng đồng lưu dân Quảng Nam là còn nguyên vẹn và sầm uất.

Tìm đến đây vào một buổi chiều khi chợ đã vãn, chúng tôi có cơ hội trò chuyện với những cư dân đã gắn bó với ngôi chợ này từ rất lâu đời. Theo các cụ cao niên kể lại, người Quảng Nam di cư đến khu vực này đông nhất vào khoảng những thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước để rời xa chiến tranh, loạn lạc và sự nghèo khó ở quê hương. Họ vào đây đem theo nghề dệt truyền thống của ông bà và gây dựng nên khu làng dệt Bảy Hiền nức tiếng một thời. Khu chợ Bà Hoa xuất hiện cũng trong khoảng thời gian đó. Và bởi nằm trong khu vực toàn người Quảng Nam sinh sống nên chợ cũng bán những món đồ phục vụ cho những bữa ăn “đúng kiểu” xứ Quảng.

_52A9028_

Vào buổi chiều, chợ Bà Hoa mang một vẻ tĩnh lặng.

_52A9030

Cô Loan, một cư dân sống gần chợ cho biết: “Ngày trước, những người từ quê vô đây lập nghiệp thường tìm đến sống quanh khu vực này để cho có đồng hương. Những món đồ bán trong chợ này, một phần là do những người biết nghề ở đây tự làm, một phần được đưa thường xuyên từ ngoài quê vô. Món gì ở quê có là ở đây cũng có. Thậm chí có những món ở quê giờ ít thấy rồi nhưng ở đây đều có hết. Cũng do ở đây đều là người cùng quê cả, nên như cô dù ở đây mấy chục năm cũng không mất giọng.”

_52A9029

Rất dễ dàng để tìm ra những món ăn Quảng Nam đặc trưng trong chợ.

Từ những món thông dụng như cân mì Quảng hay những chiếc bánh tráng nướng,

Từ những món thông dụng như cân mì Quảng hay những chiếc bánh tráng nướng.

…những món mắm đặc trưng,

… những món mắm đặc trưng,

…cho đến những món ăn đã “vắng bóng” ở ngay quê hương của chúng như những lon kẹo mạch nha này.

… cho đến những món ăn đã “vắng bóng” ở ngay quê hương của chúng như những lon kẹo mạch nha này.

Sống trong cái tất bật của phố thị, của gánh nặng mưu sinh, nhưng dường như ở trong mỗi con người nơi đây là một nỗi nhớ quê luôn thường trực. Không chỉ mang theo cái nghề đặc trưng, những món ăn đậm vị quê, họ còn mang theo cả những nếp ăn, nếp ở “của ông bà để lại” đến nơi xứ lạ.

_52A9022 _52A9025

“Cứ mỗi dịp giáp Tết, ngoài những chuyến hàng thông thường phục vụ Tết được chuyển vô để bà con mình ăn Tết đúng kiểu, còn có một thứ không thể thiếu là cát trắng lấy từ ngoài quê vô để bà con mình trong này mua về thay bát hương thờ ông bà tổ tiên. Cái gì thiếu thì thiếu, chứ cái đó nhất định không thể thiếu.” - Cô Sáu, một tiểu thương ở chợ cho hay.

Gian hàng bán các món bánh “chuyên dụng” cho các dịp giỗ chạp của người Quảng Nam

Gian hàng bán các món bánh “chuyên dụng” cho các dịp giỗ chạp của người Quảng Nam

Những đứa trẻ lớn lên trong không khí hoài niệm về quê hương của ông bà cha mẹ mình

Những đứa trẻ lớn lên trong không khí hoài niệm về quê hương của ông bà cha mẹ mình.

_52A9041 _52A9046

Nụ cười đôn hậu mang chút nhẫn nại đặc trưng của những người phụ nữ gốc miền Trung

Nụ cười đôn hậu mang chút nhẫn nại là nét đặc trưng của những người phụ nữ miền Trung.

“Dẫu cũng vất vả trăm bề để kiếm sống, nhưng ở đây ai cũng cố gắng giữ cái tính cách, nề nếp như ở quê mình. Người cùng quê vào đây, chẳng kể quen hay lại gì, giúp được gì dù nhiều hay ít là mọi người đều giúp hết mình. Bất đắc dĩ chứ cũng chẳng ai muốn phải bỏ quê mà đi cả, đi xa rồi thì phải nương tựa nhau mà sống thôi. Ở đây có cái chợ này, hàng ngày đi ra đi vô được nhìn, được nghe cái giọng đặc sệt cũng nguôi ngoai phần nào nỗi nhớ quê.” - Lời kể của một cụ bà đã sống ngót nghét ở đây hơn nửa thế kỷ như điểm thêm chút man mác buồn cho không khí của ngôi chợ đã vãn về chiều. Đường phố giờ tan tầm trở nên tấp nập và ồn ã hơn bao giờ hết. Ở một nhỏ của Sài Gòn, bằng một cách rất riêng vẫn có những con người lặng lẽ gìn giữ một góc “quê hương mang theo” ở nơi đất khách quê người.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Cường Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất