Gần đây chúng ta đã có thể tạo ra các loại ảo giác cực kỳ “ảo diệu”, dễ dàng đánh đố thị giác và khiến cho đầu óc của chúng ta nhanh chóng đầu hàng.
Tác dụng của các ảnh ảo là tạo ra hiệu ứng quay cuồng cho não, hoặc gây ra các “vùng nhớ” tạm thời về một ấn tượng hình ảnh nào đó. Các ấn tượng này dù chỉ trong vòng chưa đến 1s nhưng cũng làm “che mờ” đi hình ảnh sự thực ngay trước mắt của bạn.
Sau đây là một trong những loại ảo giác đó có tên gọi là “ảo giác biến mất” Ninio. Trong hình có khoảng 12 chấm đen, được phân bố đều trên một bàn cờ màu xám, và giờ bạn hãy thử nhìn vào chúng, tự hỏi mình xem có thể nhìn thấy cả 12 chấm đen có trên đó không nào?
Một số khẳng định chỉ có thể nhìn được chỉ 4 chấm đen, trong khi số khác thấy được 5 chấm.
Điều gì đang xảy ra vậy?
Những chấm khác “chạy” đi đâu dù bạn đã cố gắng nhìn bao quát, nhìn từ các góc, nhìn từ mọi hướng với bức tranh này?
Thực tế, thành công của ảo ảnh này là khả năng tạo ra sự biến chuyển của màu sắc giống như tác dụng trong ảo ảnh lưới Hermann nổi tiếng. Tận dụng sự ức chế bên trong võng mạc, hình ảnh này có thể “lừa đảo” mắt chúng ta, khiến cho những gì bạn nhìn thấy thực sự không tồn tại hoặc không thể nhìn thấy điều gì trước mắt mình.
Hay, theo cách lý giải riêng của Ninio, tác giả ảo ảnh này thì, các viền trắng của các chấm đen sẽ có tác dụng làm cho bản thân chấm đen có khuynh hướng giảm đi về kích thước. Chưa kể, các điểm giao màu xám dày đặc hơn khiến mắt chúng ta bị rối, khiến mắt chúng ta có khuynh hướng “tự kỷ ám thị”, chỉ nhìn thấy màu xám thay vì các chấm màu đen.