Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

'Thần đồng tính nhẩm' 5 tuổi gây xôn xao mạng xã hội

Sau khi nghe người lớn đọc một dãy phép tính cộng trừ dài ngoằng , cậu bé 5 - 6 tuổi đã trả lời ngay đáp án mà chẳng cần ngừng lại suy nghĩ.

Sáng nay, Youtube vừa đăng tải một video ngắn có tựa đề “Nhóc con tính nhẩm cực siêu”. Nhân vật chính trong này là một cậu bé khoảng 5 - 6 tuổi, đang phô diễn khả năng tính toán cực nhanh của mình.

Mở đầu video, một giọng người lớn cất lên “Mời quý vị và các bạn chuẩn bị tính nhẩm với bạn Bin béo”. Sau đó, người này liên tiếp đọc các dãy phép tính cộng trừ dài ngoằng với tốc độ “chóng mặt”. 

Khi phép toán vừa kết thúc, bé Bin nhanh đã nhanh miệng đọc đáp án mà chẳng cần dừng lại suy nghĩ hay viết ra giấy. Trong quá trình tính nhẩm, cậu bé liên tục co duỗi các ngón tay. Tám lần thử thách em đều trả lời đúng, không sai lệch một số nào.

Caubetinhnham

Chân dung “thần đồng tính nhẩm” trong đoạn video trên.

Những người chứng kiến video này lần đầu đều cảm thấy “choáng” vì không thể nhớ nổi con số trong phép tính, chứ đừng nói đến tính ra kết quả. Có người thì tung hô và cho rằng đây là “nhân tài”, “thần đồng” mới của Việt Nam. Bên cạnh đó, không ít lời hoài nghi và cho rằng em đang “diễn” hoặc học thuộc lòng đáp án mà người lớn đưa cho. 

Nhiều người tinh ý đã nhận ra ngay rằng cậu bé chỉ đang dùng phương pháp tính nhẩm Soroban. Bạn Vượng Nguyễn bình luận: “Cháu mình làm được gần gần như này. Các bé này được học kiểu gẩy bàn tính tưởng tượng nên tính nhẩm nhanh lắm. Không như mình ngày bé lấy que ra tính”.

Soroban là một loại bàn tính được nhập khẩu vào Nhật những năm 1600, có nguồn gốc từ bàn tính Suanpan của Trung Quốc.

Bantinhsoroban

Bàn tính Soroban của Nhật Bản.

Khi theo học, trẻ sẽ được hướng dẫn dùng một bàn tính tưởng tượng trong đầu, nhằm tính nhẩm nhanh các phép toán. Người Nhật đã phát minh ra phương pháp này và coi nó như một cách rèn luyện trí não và tổ chức những cuộc thi tính toán nhanh.

Phương pháp Soroban giúp rèn luyện tư duy ở cả hai bán cầu não trái và phải. Có rất nhiều trung tâm chuyên dạy tính toán theo phương thức này đã được mở ra, số lượng học sinh theo học không hề nhỏ.

Nhưng theo TS Lê Thống Nhất - Tiến sĩ chuyên ngành Phương pháp Giảng dạy Toán, Phó Tổng Thư ký Hội giảng dạy Toán học phổ thông thì đây là một phương pháp phản giáo dục.

Những cách thức rèn luyện như thế này chỉ thích hợp khi trí não trẻ đã hình thành đầy đủ, tức là từ lớp 3 trở lên. Nếu can thiệp quá sớm có thể gây hậu quả về sau, thậm chí tổn thương trí tuệ.

Tinhnhamsoroban

Phương pháp tính toán bằng bàn phím soroban đang được dạy tràn lan cho trẻ nhỏ mà chưa có cơ quan hay đơn vị nào quản lý.

Cũng theo giáo sư, bản thân việc tính nhẩm là cần thiết nhưng không quan trọng bằng cách nghĩ ra cách giải bài toán. Việc phát triển tư duy cho trẻ phải nằm ở cách tìm ra lối giải chứ không phải tính nhanh như thế nào. Hơn nữa, sau này khi thực hiện các phép tính phức tạp, người ta có thể dùng máy tính để đạt mục đích nhanh chóng.

TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội khẳng định, việc học toán tính nhẩm siêu tốc ở lứa tuổi mầm non là không cần thiết. Nhiều người cứ cho rằng trẻ thông minh nên cứ o ép và khiến trẻ quá tải. Việc ra đáp án nhanh nhưng không có tư duy logic chỉ khiến các em “mất gốc” và ảnh hưởng về sau.

Do ảnh hưởng của truyền thông và dư luận, nhiều bậc phụ huynh cứ “ảo tưởng” rằng con mình là thần đồng, hay đặc biệt hơn so với trẻ khác. Cực đoan hơn, có người còn “nhồi sọ” hay ép các em phải tham gia các lớp tư duy, phát triển trí não, năng khiếu… trái với ý thích của trẻ. Nhưng họ lại quên rằng việc phát triển tâm hồn, ý thức cho các em còn quan trọng gấp ngàn lần so với những con số vô hồn kia.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm