Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Quảng Ngãi: Độc đáo đàn ong rú khoét ruột cây cảnh bé tẹo để làm tổ

Theo Dân Việt Theo dõi Saostar trên google news

Một đàn ong rú lại chọn gốc cây cảnh, với đường kính ước chỉ hơn 20cm trồng trong chậu trước nhà của anh Nguyễn Văn Hùng, ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi làm nơi trú ngụ gần 2 năm nay.

Không chọn cành cây cao, bờ bụi rậm ở vườn, rừng hoặc thân cây to bị rỗng để làm tổ như vẫn thường thấy, một đàn ong rú lại chọn gốc cây cảnh, với đường kính ước chỉ hơn 20cm trồng trong chậu trước nhà của anh Nguyễn Văn Hùng, ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi làm nơi trú ngụ gần 2 năm nay, gây ngạc nhiên và thích thú cho những ai nhìn thấy.

Cây bằng lăng của anh Hùng, nơi đàn ong rú làm tổ.

Cũng như các loại ong cho mật khác, ong rú chủ yếu “đóng quân” và làm mật ở rừng. Không ít trường hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau nên ong rú kéo đàn về làm tổ ở khu vực thành thị ở phần rỗng phía trong cây trụ điện, bụi rậm vườn nhà…

Tuy nhiên không như các trường hợp thông thường kẻ trên, một đàn ong rú lại chọn gốc cây cảnh, với đường kính ước chỉ hơn 20cm được trồng trong chậu trước nhà của anh Nguyễn Văn Hùng, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà , Quảng Ngãi làm nơi trú ngụ gần 2 năm nay, gây ngạc nhiên, thích thú cho những ai nhìn thấy.

Phần gốc, nơi to nhất của cây nhưng đường kính ước chỉ khoảng 20cm, nơi đàn ong rú làm tổ.

Trò chuyện với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, anh Hùng kể: “Cây cảnh mà đàn ong rú làm tổ là cây bằng lăng, được đào từ rừng mang về nhà trồng trong chậu hơn 10 năm nay. Cách đây khoảng 2 năm, khi chăm sóc cây, bất ngờ anh phát hiện đàn ong kéo đến làm tổ.

Nơi ong rú đục lổ để ra vào tổ bên trong thân cây bằng lăng.

Qua quan sát của phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, chiều cao của cây bằng lăng ước chưa đến 2m. Vị trí đàn ong rú chọn làm “nhà” chỉ cách gốc khoảng 40cm, cũng là nơi to nhất của cây này nhưng đường kính chỉ khoảng 20cm.

Tại đây đàn ong rú chọn 1 hốc cây và vị trí nách của 1 nhánh mục để đục lỗ chui vào phần rỗng bên trong làm tổ trú ngụ. Hàng ngày vào 2 thời điểm sáng sớm và gần chiều tối số lượng ong bay ra, vào nhiều nhất.

“Vì cây bằng lăng trồng khá lâu với mục đích là làm cảnh và ong rú hiền, không gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình, hơn nữa thấy một cây cảnh nhỏ như vậy lại có ong đến làm tổ…nên tôi cũng không có ý định đục thân để lấy mật, hoặc phá tổ để ong bỏ đi”, anh Hùng bày tỏ.

Bù lại cho số lượng đàn ít, nhỏ và rất khó để tìm thấy thì mật của ong rú khá hiếm và hiện được bán với giá không dưới 3 triệu đồng/lít, gấp 4-6 lần so với ong ruồi, nhưng không dễ để mua.

Theo đó, tổ ong rú lớn nhất mà thợ săn ong Quảng Ngãi đã gặp có kích cỡ chỉ từ 20-25cm x 30-40cm, với số lượng mật thu được khoảng 0,4-0,7 lít/tổ, ít hơn từ 5-10 lần so với loại ong cho mật khác.

Bù lại cho số lượng đàn ít, nhỏ và rất khó để tìm thấy thì mật của ong rú khá hiếm và hiện được bán với giá không dưới 3 triệu đồng/lít, gấp 4-6 lần so với ong ruồi, nhưng không dễ để mua được.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Dân Việt

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hiệp Đồng Nai - Người lan toả sức sống của nghệ thuật nuôi chim