Tuy kích thước, hình dáng của loại hộ chiếu này không có gì khác biệt so với một cuốn sổ passport tiêu chuẩn, nhưng tấm hộ chiếu của Dòng hiệp sĩ Cứu tế, còn gọi là Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta (một dòng tu công giáo được tổ chức như một lực lượng quân sự) chỉ được cấp cho 3 người duy nhất trên thế giới. Đó cũng là điều khiến nó trở nên đặc biệt.
Họ là những người đang nắm giữ vị trí cao nhất trong Hội hiệp sĩ Châu Âu lâu đời nhất, những người này được xem là lực lượng hào hiệp và thượng võ nhất thế giới. Họ gồm: Hiệp sĩ tối cao, Người đại diện của Hiệp sĩ tối cao và Chưởng ấn.
Dù đặc biệt đến vậy, nhưng dường như những người sở hữu tấm hộ chiếu này cũng không có nhiều đặc quyền hay sức mạnh gì so với hộ chiếu bình thường của công dân Malta.
Hộ chiếu Malta xếp hạng quyền lực thứ 9 thế giới và được miễn thị thực nhập cảnh trên 168 quốc gia, công dân sở hữu hộ chiếu này có thể sống và làm việc ở bất kì lãnh thổ nào trong Khu vực kinh tế chung Châu Âu (EU). Ngoài ra, công dân Malta còn có quyền giữ hai quốc tịch, điều này khiến hộ chiếu Malta hiện rất được ưa chuộng, nhiều người đã không tiếc tiền để có thể lấy cho mình quyền sở hữu passport Malta.
Dòng Hiệp sĩ Malta khởi điểm từ Dòng Thánh Gioan Jerusalem từ những năm 1080, đến năm 1099, sau cuộc Thập tự chinh thứ nhất, tổ chức này chính thức được thành lập như một dòng tu quân sự có luật lệ riêng, nhiệm vụ của họ là bảo vệ vùng Đất Thánh. Hiện tại, Dòng có khoảng 13.000 hiệp sĩ, nữ tu, giáo sĩ và 80.000 tình nguyện viên 20.000 nhân viên y tế hoạt động khắp thế giới. Trụ sở của Dòng được đặt tại Roma, tuy không sở hữu bất kì vùng lãnh thổ riêng biệt nào, Malta vẫn được xem là một thực thể có chủ quyền theo luật pháp quốc tế, có tem bưu chính riêng, hộ chiếu, quốc kì, quốc huy và quan hệ ngoại giao với 100 quốc gia khác.