Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Clip: Người trồng chuối Vĩnh Phúc tự giải oan ức 'chuối ngâm thuốc sâu'

Trong tình cảnh chuối Trung Hà, Vĩnh Phúc khốn đốn vì vạ lây thông tin chuối ngâm chất diệt cỏ, một người nông dân đã thực hiện quy trình dấm chuối bằng hương nhằm giải tỏa oan ức cho nông dân.

Cô Nguyễn Thị Lược, người xã Trung Hà, huyện Yên Lạc từ lâu vẫn thu mua chuối từ các vườn chuối của nông dân trong vùng đem về dấm cho chuối chín bằng hương rồi xuất bán.

Nông dân trồng chuối Vĩnh Phúc khẳng định họ dấm chuối bằng hương, hoàn toàn không ngâm hóa chất để làm chín chuối.

Cô cho biết, chuối Tiêu Hồng nổi tiếng nhờ giòn hơn tiêu ta, lại có đặc điểm càng về mùa hè càng chín hồng vô cùng đẹp mắt. Hơn nữa chuối xanh sau khi dấm bằng hương để chín sẽ có vị ngọt đậm đà, vì vậy được rất nhiều người ưa chuộng. Cô vẫn bán chuối cho chợ, cung cấp cho các trường tiểu học và một số nơi khác.

Tuy nhiên, năm nay vì thông tin chuối dấm hóa chất Trung Quốc mà số lượng người mua chuối giảm hẳn.

Cô vô cùng buồn bực và cho rằng đó chỉ là thông tin ở nơi khác cô không biết, nhưng với vùng trồng chuối Vĩnh Phúc thì không có căn cứ nào chứng minh được người dân dùng hóa chất dấm chín chuối.

Để chứng minh chuối trồng tại nhà mình là chuối được dấm chín không dùng hóa chất độc hại, người nông dân này sẵn sàng cho phép ghi hình lại quá trình dấm chuối bằng hương của mình để chứng minh cho thương hiệu “chuối Tiêu Hồng”.

Thông tin chuối ngâm hóa chất Trung Quốc để bảo quản và dấm chín ở nơi khác đã khiến người dân huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc - vốn nổi tiếng với thương hiệu chuối Tiêu Hồng bị vạ lây.

Ông Trần Thành Vịnh là người sở hữu số đất trồng chuối lớn nhất tại huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Ba anh em ông sở hữu tổng cộng 15 mẫu đất trồng chuối Tiêu Hồng (trung bình khoảng 700 cây 1 mẫu). Được biết, ông là người gốc Hưng Yên, mua đất trên Vĩnh Phúc để đầu tư trồng chuối Tiêu Hồng đã được 5 năm nay. Hằng ngày, ông đều ra vườn chăng dây cho vườn chuối để tránh bão, buộc lại các buồng chuối, cắt bỏ quả thừa để buồng chuối ra quả đẹp. Mất trung bình một năm rưỡi để cây chuối ra quả.

Mọi năm mỗi buồng chuối được thu mua với giá trung bình là 60 ngàn/ buồng tại vườn. Nhưng năm nay vì thông tin chuối dấm thuốc lan truyền mà nhu cầu mua chuối giảm trầm trọng, lại thêm thương lái Trung Quốc không còn tới thu mua như mọi năm làm giá mỗi buồng chuối giảm xuống còn khoảng 30-35 ngàn đồng. Theo bà con trồng chuối cho biết, với trung bình 2 tấn phân bón một mẫu (khoảng 3 triệu đồng) cùng tiền cây giống (7-8 ngàn/ cây) thì số tiền bán chuối chẳng lời lại được bao nhiêu.

Mọi năm mỗi buồng chuối được thu mua với giá trung bình là 60 ngàn/ buồng tại vườn. Nhưng năm nay vì thông tin chuối dấm thuốc lan truyền mà nhu cầu mua chuối giảm trầm trọng, lại thêm thương lái Trung Quốc không còn tới thu mua như mọi năm làm giá mỗi buồng chuối giảm xuống còn khoảng 30-35 ngàn đồng. Theo bà con trồng chuối cho biết, với trung bình 2 tấn phân bón một mẫu (khoảng 3 triệu đồng) cùng tiền cây giống (7-8 ngàn/ cây) thì số tiền bán chuối chẳng lời lại được bao nhiêu.

Bi đát cảnh chuối chín rụng đầy vườn. Người nông dân chán nản để mặc chuối rụng.

Bi đát cảnh chuối chín rụng đầy vườn. Người nông dân chán nản để mặc chuối rụng.

Mọi năm mỗi buồng chuối được thu mua với giá trung bình là 60 ngàn/ buồng tại vườn. Nhưng năm nay vì thông tin chuối dấm thuốc lan truyền mà nhu cầu mua chuối giảm trầm trọng, lại thêm thương lái Trung Quốc không còn tới thu mua như mọi năm làm giá mỗi buồng chuối giảm xuống còn khoảng 30-35 ngàn đồng. Theo bà con trồng chuối cho biết, với trung bình 2 tấn phân bón một mẫu (khoảng 3 triệu đồng) cùng tiền cây giống (7-8 ngàn/ cây) thì số tiền bán chuối chẳng lời lại được bao nhiêu.

Bác Trần Văn Vịnh đang chăm chút cho vườn chuối với hy vọng sau khi được giải oan, chuối lại có khách mua.

Bác Trần Văn Vịnh đang chăm chút cho vườn chuối với hy vọng sau khi được giải oan, chuối lại có khách mua.

Cảnh tượng này không chỉ ở vườn chuối nhà ông Vịnh mà còn có thể bắt gặp tại khắp mọi bãi trồng chuối khắp huyện Yên Lạc. Người dân cho biết chuối chín rụng đầy vườn không chỉ bởi không ai mua, mà còn vì giá quá rẻ dẫn tới dù có bán cũng không bõ bèn gì, khiến cho nông dân chán nản để mặc chuối rụng.Nhu cầu thu mua chuối sụt giảm, rốt cuộc những người như ông Vịnh đành cay đắng nhìn cảnh chuối chín rụng xuống đầy vườn mà lực bất tòng tâm.

Cô Doãn Thị Tuân ở thôn 2 xã Trung Kiên huyện Yên Lạc sở hữu 1 mẫu trồng chuối. Cô cho biết mọi năm cô thu được 4-5 triệu từ vườn chuối, nhưng năm nay mới chỉ bán được 1 phần, thu được có 480 ngàn mà người thu mua vẫn còn đang nợ. Cô quyết định từ năm nay sẽ bỏ chuối và bắt đầu gieo trồng đu đủ.

Cô cho biết, không chỉ riêng cô mà rất nhiều nhà quanh đây cũng đã bỏ chuối và gieo trồng các loại cây khác thay thế.

Huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều hộ gia đình trồng chuối Tiêu Hồng. Với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, nằm bên bãi đê sông Hồng, cây chuối Tiêu Hồng tại đây phát triển vô cùng tốt và trở thành đặc sản nức tiếng trong vùng. Đây là giống cây nhiều triển vọng và tại một số địa phương đã có người trở thành triệu phú từ cây chuối Tiêu Hồng.

Tuy nhiên, đối với người dân Yên Lạc, Vĩnh Phúc, họ chỉ biết rằng mình đang phải trăn trở, băn khoăn, bất lực trong việc bảo vệ thương hiệu chuối quê hương.

Xem Thêm>>>

Khô bò làm từ phổi heo và hóa chất

Phát hiện hóa chất độc hại gây tăng cân trong sơn móng tay

Lại thêm một vụ nổ lớn nhà máy hoá chất ở miền đông Trung Quốc

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất